Hội thảo về mô hình thu hồi và tiêu hủy các chất HCFC và HFC tại Việt Nam

Thứ hai - 23/12/2019 21:40

Ngày 19/12/2019, Viện KH&CN Nhiệt Lạnh, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, phối hợp với Hội Khoa học Kỹ thuật Lạnh và Điều hòa Không khí Việt Nam (KHKT Lạnh và ĐHKK) cùng các đối tác Nhật Bản đã tổ chức “Hội thảo mô hình thu hồi và tiêu hủy các chất HCFC và HFC (F-Gas) tại Việt Nam”.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo

Đây là Hội thảo đầu tiên nằm trong khuôn khổ dự án “Mô hình thu hồi và tiêu hủy F-gas theo cơ chế tín chỉ carbon” do Bộ Môi trường Nhật Bản tài trợ. Mục tiêu của hội thảo là hình thành các nhóm liên quan để trao đổi thông tin trong quản lý và sử dụng môi chất lạnh; tuyên truyền và nâng cao ý thức trong quản lý và sử dụng hợp lý môi chất lạnh

Hội thảo đã nhận được sự quan tâm từ lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương, Hội KHKT Lạnh và ĐHKK Việt Nam; các nhà sản xuất điều hòa không khí của Nhật Bản, Hàn Quốc...; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Lạnh và ĐHKK trong khu vực Hà Nội. Đặc biệt, hội thảo lần này cũng hướng nhiều tới các giảng viên, các giáo viên đào tạo kỹ sư, cử nhân và công nhân ngành điện lạnh đến từ các trường ĐH, CĐ, trường nghề trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận

Tại Hội thảo, bà Nguyễn Đặng Thu Cúc - Phó Trưởng phòng Giảm nhẹ Phát thải khí nhà kính, Cục Biến đổi Khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nêu lên sự quan tâm của lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện chương trình Nghị định thư Montreal 1987 và chuẩn bị chi tiết cho lộ trình như các chính sách cho hoạt động quản lý xuất nhập khẩu các chất và sử dụng HFCs (F-gas) sau khi đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt sửa đổi Kigali ngày 4/9/2019.

Còn TS. Nguyễn Xuân Tiên - Phó Chủ tịch Hội KHKT Lạnh và Điều hòa không khí Việt Nam - phân tích những khó khăn và trở ngại trong hoạt động thu hồi và tiêu hủy môi chất lạnh tại Việt Nam.

PGS. TS. Nguyễn Việt Dũng phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, PGS. TS. Nguyễn Việt Dũng - Viện trưởng Viện KH&CN Nhiệt Lạnh, Trường ĐHBK Hà Nội – nhấn mạnh Việt Nam chưa có những chính sách về quản lý và sử dụng môi chất lạnh cũng như chưa thực sự có sự chuẩn bị cho lô trình thực hiện Kigali sửa đổi vừa được Chính phủ phê duyệt.

Trong khi đó, thị trường điều hòa không khí ở Việt Nam đang ngày càng phát triển với tốc độ bình quân từ 10-12%/năm. Do đó, Việt Nam đã tham gia Nghị định thư Montreal và sửa đổi Kigali, bắt buộc sẽ phải có các kế hoạch và chính sách cụ thể trong để triển khai tới các doanh nghiệp. “TrườngĐH Bách khoa Hà Nội rất ủng hộ dự án nhằm tăng cường ý thức bảo vệ môi trường” - PGS.TS Nguyễn Việt Dũng cho biết.

Các tham luận và chia sẻ kinh nghiệm tại Hội thảo đến từ Nhật Bản cho thấy, Nhật Bản cũng là những nước quan tâm và triển khai từ rất sớm các Luật và Đạo luật về  quản lý sử dụng hiệu quả môi chất lạnh, Luật bảo vệ tầng ozone,...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây