PTN Công nghệ Lọc hóa dầu và vật liệu xúc tác hấp phụ

Thứ hai - 01/08/2016 23:08

PTN CN Lọc Hóa dầu & Vật liệu xúc tác hấp phụ được tổ chức thành 4 phòng thí nghiệm:

  • Phòng Phân tích đánh giá chất lượng dầu thô và sản phẩm dầu khí
  • Phòng Nghiên cứu đặc trưng vật liệu xúc tác hấp phụ
  • Phòng Nghiên cứu các quá trình công nghệ Lọc Hóa dầu và khí
  • Phòng Nghiên cứu mô phỏng các quá trình công nghệ hóa học

Nguyên tắc hoạt động

  • PTN hoạt động theo qui chế PTN đầu tư tập trung của trường ĐHBK Hà Nội ban hành theo quyết định số 59/QĐ-ĐHBK-TB ngày 14/01/2011.
  • PTN đầu tư tập trung hoạt động theo phương thức mở, nhằm huy động đông đảo đội ngũ cán bộ nghiên cứu trong và ngoài trường, bảo đảm khai thác và sử  dụng hiệu quả trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật.
  • PTN chịu sự quản lý của Trường ĐHBK Hà Nội, được thực hiện các quyền và nghĩa vụ của tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định của nhà trường.
  • Kết quả thực hiện các nhiệm vụ và hiệu quả hoạt động của PTN được kiểm tra, đánh giá định kỳ theo yêu cầu của Hiệu trưởng Trường ĐHBKHN.

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Vật liệu xúc tác hấp phụ: tổng hợp và ứng dụng cho các quá trình công nghệ lọc hóa dầu, xử lý môi trường.
  • Nhiên liệu mới, năng lượng tái tạo: nghiên cứu chế tạo nhiên liệu từ các nguồn nguyên liệu khác nhau (than, biomass, dầu thải, ...).
  • Phương pháp thử nghiệm: xây dựng, phát triển, cải tiến phương pháp phân tích, đánh giá chất lượng dầu thô, sản phẩm hóa dầu, vật liệu.
  • Các nghiên cứu phục vụ trực tiếp ngành dầu khí: Đánh giá chất lượng dầu thô, Đánh giá các tính chất đặc trưng của nguyên liệu cho các phân xưởng chính của nhà máy lọc dầu như FCC, CCR, Đánh giá chất lượng xúc tác cho các quá trình chế biến trong nhà máy lọc dầu, Đánh giá, tư vấn đảm bảo chất lượng các sản phẩm dầu.

Các đề tài nghiên cứu đã và đang triển khai tại PTN từ 2005 đến nay

Đề tài Hợp tác quốc tế

TT

Mã số

Tên đề tài

CNĐT

Thời gian thực hiện

Nguồn kinh phí

1

VLIR-IUC/ PJ1

Application of organic complexon to convert kaolin into some common zeolites

PGS. Tạ Ngọc Đôn, PGS.TS. Phạm Thanh Huyền

2004-2006

Chính phủ Bỉ (VLIR-HUT)

2

AP04\Prj2\ Nr02

Use of novel tools (DGT and DET) to study the ratio of non-labile to labile metal complexes in natural systems

TS. Nguyễn Hồng Liên

2004-2007

Chính phủ Bỉ (VLIR-HUT)

3

AP05/Prj02/Nr02

Synergy effect in catalytic systems for the selective oxidation of propylene

PGS.TS. Lê Minh Thắng

2005-2008

Chính phủ Bỉ (VLIR-HUT)

4

AP06/Prj3/Nr07

Storage and formation of pure hydrogen mediated by the redox of modified iron oxides

TS. Văn Đình Sơn Thọ

2006-2008

Chính phủ Bỉ (VLIR-HUT)

5

Hợp tác KHCN theo Nghị định thư với Vương quốc Bỉ

Sử dụng nguồn phế thải nông nghiệp để tổng hợp vật liệu nano silic và nano cacbon làm xúc tác cho quá trình chuyển hoá cặn dầu thực vật thành nhiên liệu sinh học và làm chất hấp phụ để sản xuất etanol tuyệt đối

PGS. Lê Thị Hoài Nam, TS. Văn Đình Sơn Thọ

2007-2008

Chính phủ Bỉ-Việt Nam (Bộ KHCN)

6

104.DAN.8.L.1604

Attractive routes for selective catalytic oxidation of hydrocarbons

PGS.TS. Lê Minh Thắng

2007-2010

Chính phủ Đan Mạch

7

ZEIN2009 RIP04

Development of different advanced organic and inorganic materials for heavy metal speciation and removal from aquatic systems

TS. Nguyễn Hồng Liên

2009-2012

Chính phủ Bỉ (VLIR-UOS)

8

 

Development of Biomass gasification technology for electric/ energy for remote areas of Vietnam. Co-promoter. Funded by VLIR-UOS (Flemish and partner universities).

PGS. Văn Đình Sơn Thọ, TS. Nguyễn Anh Vũ

From 2013 to 2014

Chính phủ Bỉ (VLIR-UOS)

Đề tài Cấp Bộ

TT

Mã số

Tên đề tài

CNĐT

Thời gian thực hiện

Nguồn kinh phí

1

B2005-28-200

Nghiên cứu công nghệ xử  lý dầu nhờn phế thải để nhận dầu gốc chất lượng cao

PGS. Lê Văn Hiếu

2005-2006

Bộ GD & ĐT

2

B2005-28-201

Nghiên cứu chế tạo chất hoạt động bề mặt từ cặn dầu thực vật ở Việt Nam, áp dụng cho chế biến dầu và sản phẩm dầu

TS. Hoàng Xuân Tiến

2005-2006

Bộ GD & ĐT

3

KHCB

Nghiên cứu tổng hợp vật liệu oxit kim loại có kích thước nano phân tán trong mao quản trung bình của vật liệu M41S (Si-MCM41, Si-MCM48) và Si-SBA15 để xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ độc hại trong môi trường nước và khí

PGS. Lê Thị Hoài Nam

2005-2007

Bộ KH & CN

4

B2006

Nghiên cứu chế tạo vật liệu sợi nanocacbon ứng dụng làm chất hấp phụ loại bỏ ion kim loại nặng trong nước thải công nghiệp

ThS. Nguyễn Thị Hà Hạnh

2006-2007

Bộ GD & ĐT

5

B2006

Tối ưu hóa quá trình cracking xúc tác dầu thô Việt Nam theo hướng tạo sản phẩm giàu Olefin nhẹ phục vụ cho công nghệ tổng hợp hữu cơ và sản xuất polyme

ThS. Nguyễn Anh Vũ

2006-2007

Bộ GD & ĐT

6

B2006-01-38

Tổng hợp acrylic acid và các hợp chất trung gian để sản xuất sơn

PGS.TS. Lê Minh Thắng

2006-2007

Bộ GD & ĐT

7

B2006-01-072 TĐ

Nghiên cứu công nghệ sản xuất chất hỗ trợ đất phục vụ nông nghiệp nông thôn

PGS.TS. Phạm Thanh Huyền

2006-2007

Bộ GD & ĐT

8

KHCB 5.022.06

Nghiên cứu thiết lập kỹ thuật phân lập tại chỗ (in situ) dạng tồn tại của các kim loại nặng trong môi trường nước

TS. Nguyễn Hồng Liên

2006-2008

Bộ KH & CN

9

KHCB 5.036.06

Tổng hợp vật liệu sợi nanocacbon và ứng dụng làm vật liệu hấp phụ và xúc tác cho phản ứng hóa học

ThS. Nguyễn Thị Hà Hạnh

2006-2008

Bộ KH & CN

10

B2007-01-90

Nghiên cứu tổng hợp xúc tác zeolit cho quá trình xử lý hợp chất hữu cơ clo dễ bay hơi (VOC)

TS. Nguyễn Hồng Liên

2007-2008

Bộ GD & ĐT

11

B2009-01-229

Nghiên cứu tổng hợp xúc tác trên cơ sở Pd cho quá trình xử lý hợp chất hữu cơ chứa clo

ThS. Chu Thị Hải Nam

2009-2010

Bộ GD & ĐT

12

 

Biodiesel production by a continuous process from vegetable oil using homogeneous catalyst. Promoter. Funded by Ministry of Industrial and Commercial. From 12/2011 to 12/2012.

TS. Nguyễn Anh Vũ

2011-2012

Bộ Công Thương

13

 

Synthesis and characterization of catalyst base on cobalt oxide for Fischer–Tropsch process to product diesel fuel. Co-Promoter. Funded by Ministry of Science and Technology. From 12/2010 to 12/2011.

PGS. Nguyễn Hồng Liên

2010-2011

Bộ Khoa Học Công Nghệ

 

Đề tài Cấp Trường

TT

Mã số

Tên đề tài

CNĐT

Thời gian thực hiện

Nguồn kinh phí

1

T2007-143

Cải thiện quá trình cháy của sinh khối (biomass) nhằm giảm thiểu khí thải ô nhiễm môi trường.

ThS. Trương Dực Đức

2007

Trường ĐHBKHN

2

T2008-22

Nghiên cứu tổng hợp xúc tác Pd/g-Al2O3 cho quá trình xử lý hợp chất hữu cơ chứa clo

ThS. Chu Thị Hải Nam

2008

Trường ĐHBKHN

3

T2008-42

Tổng hợp vật liệu mao quản trung bình Zirconium oxit (ZrO2) ứng dụng làm chất mang xúc tác và chất hấp phụ ion kim loại nặng trong môi trường nước

ThS. Trương Dực Đức

2008

Trường ĐHBKHN

4

T2008-45

Nghiên cứu tổng hợp hệ xúc tác Ni-Mo/g-Al2O3cho quá trình Hydrotreating phân đoạn iesel thu được từ quá trình nhiệt phân dầu nhờn thải

ThS. Hoàng Hữu Hiệp

2008

Trường ĐHBKHN

 

Hợp tác trong nước

Hợp tác đào tạo, nghiên cứu với các Trường đại học, Viện nghiên cứu, doanh nghiệp như Đại học Khoa học tự nhiên (ĐHQGHN), Đại học Mỏ địa chất, Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện Hóa học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia Hóa dầu (Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam), Viện dầu khí (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam) và các đơn vị khác hoạt động trong cùng lĩnh vực.

Hợp tác quốc tế

  • Hợp tác với Đại học Tự do Bruxel (Bỉ) thực hiện đề tài hợp tác nghiên cứu về định dạng và xử lý kim loại nặng trong môi trường
  • Hợp tác với Đại học Gent (Bỉ) nghiên cứu xúc tác cho các quá trình xử lý môi trường.
  • Hợp tác với Viện nghiên cứu xúc tác Leibniz (Đức) trao đổi cán bộ, tổ chức hội thảo và nghiên cứu về xúc tác cho quá trình tổng hợp nhiên liệu, các kỹ thuật phân tích.
  • Hợp tác với Trung tâm nâng cấp công nghệ quốc gia Canađa về đào tạo sau đại học, nghiên cứu các quá trình xử lý bằng hydro.
  • Hợp tác vớI Trường Đại học Kỹ thuật Đan Mạch (Đan Mạch) thực hiện đề tài nghiên cứu các quá trình oxy hóa và hydroformyl hóa chọn lọc các hydrocacbon.
  • Trao đổi nghiên cứu, kỹ thuật phân tích với Công ty Micromeritics (Mỹ).

Hoạt động khác

  • Tham gia cùng với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam xây dựng đề án nhà máy chế biến dầu.
  • Tham gia thẩm định thiết kế công nghệ nhà máy lọc hoá dầu.
  • Cung cấp chuyên gia kỹ thuật cho Văn phòng Công nhận chất lượng Việt Nam tham gia đánh giá hệ thống chất lượng các phòng thử nghiệm hóa học theo tiêu chuẩn ISO 17025.
  • Tổ chức hội thảo, hội nghị khoa học trong lĩnh vực dầu khí, vật liệu xúc tác hấp phụ.
  • Phối hợp với Swagelok Việt Nam tổ chức semina về kỹ thuật cắt, nối, uốn ống và lắp đặt hệ thống phản ứng.
  • Kết hợp với các hãng cung cấp thiết bị tổ chức semina về các thành tựu mới trong kỹ thuật phân tích.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây