Đại học Bách khoa Hà Nội

https://www.hust.edu.vn


Thông tin các nhóm nghiên cứu trẻ

Danh sách và thông tin sơ bộ về các nhóm nghiên cứu trẻ của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Danh sách và thông tin sơ bộ về các nhóm nghiên cứu trẻ của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

 

TT

Nghiên cứu

Cá nhân đề xuất

Mục tiêu cụ thể

 1

Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học có hoạt tính vaccin phòng bệnh virus đốm trắng cho tôm nuôi công nghiệp tại Việt Nam

Trưởng nhóm: TS. Trương Quốc Phong

Mục tiêu tổng thể: Tạo được chế phẩm sinh học có hoạt tính vaccine phòng bệnh virus đốm trắng cho tôm nuôi công nghiệp sử dụng theo đường thức ăn.Mục tiêu cụ thể:+ Tạo chủng Bacillus subtilistái tổ hợp mang gen mã hóa protein vỏ virus đốm trắng VP28.+ Xây dựng quy trình công nghệ tạo chế phẩm sinh học có hoạt tính vaccine phòng bệnh virus đốm trắng cho tôm được sử dụng theo đường thức ăn.

 

Nghiên cứu quy trình chiết tách các hợp chất có hoạt tính sinh học, tạo chế phẩm có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường, bệnh cao huyết áp từ một số cây dược liệu được chọn lọc ở Bắc Trung bộ Việt Nam.

Trưởng nhóm: PGS.TS. Trần Thu Hương

Mục tiêu tổng thể: góp phần phát hiện, nghiên cứu, khai thác có hiệu quả, hợp lý nguồn dược liệu phong phú và đa dạng của Việt Nam nhằm tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính sinh học, làm cơ sở để tạo ra các sản phẩm hữu ích phục vụ đời sống.

Mục tiêu cụ thể

Nghiên cứu quy trình chiết xuất, phân lập các hợp chất có hoạt tính sinh học theo hướng có hoạt tính chống oxi hóa, hạ glucose máu, hạ huyết áp từ một số cây dược liệu chọn lọc ở Việt Nam.

Nghiên cứu quy trình tạo chế phẩm ứng dụng trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm.

Góp phần đào tạo sinh viên tốt nghiệp đại học, học viên cao học và nghiên cứu sinh.

 2

Xây dựng mô hình pilot tinh chế rutin trích ly từ nụ hòe Việt nam đạt hàm lượng ≥ 98%.

Trưởng nhóm:TS. Nguyễn Thị Thu Huyền

Mục tiêu cụ thểHoàn thiện quy trình công nghệ tinh chế rutin; tính toán thiết kế hệ thống công nghệ tinh chế ở quy mô pilot 3kg/ngày; kết quả tính toán nghiên cứu chuyển quy mô ra quy mô công nghiệp; hệ thống thiết bị tinh chế rutin ≥ 98% ở quy mô pilot 3kg/ngày; sản phẩm rutin đạt hàm lượng ≥ 98%.

 3

Nghiên cứu tạo chế phẩm enzym nattokinase tái tổ hợp định hướng ứng dụng trong hỗ trợ điều trị tắc nghẽn mạch máu do khối huyết.

Trưởng nhóm:TS. Nguyễn Lan Hương

Mục tiêu cụ thể

Tạo chủng Bacillus subtilis tái tổ hợp tổng hợpnattokinase có hoạt tính cao

Xây dựng quy trình công nghệ tạo chế phẩm enzym nattokinase tái tổ hợp

 4

Nghiên cứu sản xuất diezen từ khí tổng hợp bằng công nghệ phản ứng huyền phù

Trưởng nhóm: TS. Nguyễn Hồng Liên

Mục tiêu tổng thể: Thiết lập được công nghệ chuyển hóa khí tổng hợp thành nhiên liệu diezen sử dụng hệ phản ứng huyền phù

Mục tiêu cụ thể: Xây dựng được dây chuyền công nghệ phản ứng huyền phù chuyển hóa khí tổng hợp thành hydrocacbon phân đoạn diezen.Thiết lập được các thông số công nghệ tối ưu của quá trình phản ứng (nhiệt độ, áp suất, lưu lượng nguyên liệu, lượng và thành phần xúc tác, …).Sản xuất được diezen từ khí tổng hợp bằng công nghệ phản ứng huyền phù.

 5

Nghiên cứu công nghệ sản xuất nano ZnO từ tro bay

Trưởng nhóm: TS. Nguyễn Hàn Long

Mục tiêu tổng thể: Thiết lập được qui trình công nghệ và dây chuyền sản xuất ZnO từ tro bay của các nhà máy mạ kẽm nhúng nóng, lò cao. Ứng dụng sản phẩm trong sản xuất cao su, thức ăn gia súc và vật liệu xử lý H2S trong khí thiên nhiên Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể:

Thiết lập qui trình công nghệ phân lập và thu hồi Zn2+ từ tro bay để tổng hợp nano ZnO.

Xây dựng được dây chuyền công nghệ phản ứng tổng hợp nano ZnO năng suất 5kg/ngày.

Thiết lập được các thông số công nghệ tối ưu của quá trình phản ứng (nhiệt độ, pH, nồng độ nguyên liệu, phụ gia, …).

Hoàn thiện qui trình công nghệ và sản xuất thử nghiệm được 10 kg sản phẩm.

Thử nghiệm ứng dụng sản phẩm làm vật liệu hấp phụ H2S trong khí thiên nhiên Việt Nam.

 6

Nghiên cứu chế tạo sơn chống cháy từ nguyên liệu trong nước

trưởng nhóm: TS. La Thế Vinh

Mục tiêu cụ thể

Tổng hợp được chất tạo màng chống cháy

Chọn được chất phụ gia biến tính phù hợp cho sơn chống cháy

Làm rõ quá trình tương tác của phụ gia với chất tạo màng và dung môi nước

Chỉ ra cơ chế quá trình đóng rắn của màng

Chế tạo được một loại sơn chống cháy có các tính chất: Độ nhớt, thời gian khô, độ bám dính, độ bền va đập, độ bền cào xước, độ bền uốn, độ cứng, độ bền nhiệt, khả năng chống cháy v.v. phù hợp

Sản xuất thử nghiệm thành công 100 kg sản phẩm

 7

Khai thác vi sinh vật biển và công nghệ gene tạo chế phẩm đa enzym tái tổ hợp tẩy trắng bột giấy hiệu quả cao.

Trưởng nhóm: NCS. Đỗ Biên Cương

Mục tiêu tổng thể: Khai thác và tạo các enzym có đặc tính quý từ vi sinh vật biển phục vụ sản xuất công nghiệp. 

Mục tiêu cụ thể: 

–  Đề xuất qui trình công nghệ sản xuất chế phẩm đa enzyme tái tổ hợp (manganese peroxydase và xylanase kiềm tính).

- Sử dụng chế phẩm đa enzym tái tổ hợp trong quá trình tẩy trắng bột giấy nhằm nâng cao hiệu quả tẩy trắng và giảm ô nhiễm môi trường. 

 8

Nghiên cứu chế tạo chủ liệu trên cơ sở cao su tự nhiên và các phụ gia nano gia cường

Trưởng nhóm: TS. Đặng Việt Hưng

Mục tiêu tổng thể:

Chế tạo được một số chủ liệu (masterbatch – vật liệu trung gian có chứa chất phụ gia với hàm lượng cao) dùng để chế tạo polyme nanocompozit trên cơ sở cao su thiên nhiên ứng dụng vào sản xuất các sản phẩm cao su kỹ thuật tính năng cao.

Mục tiêu cụ thể

Chế tạo được một số chủ liệu polyme nanocompozit trên cơ sở cao su tự nhiên và các phụ gia nano gia cường dạng hạt (nano silica – SiO2, nano canxi cácbonat – CaCO3) và dạng lớp (nanoclay).

Biến tính và phân tán các phụ gia nano gia cường phụ gia nano silica, nano clay, nano canxi cácbonat và sử dụng chúng để chế tạo các sản phẩm cao su kỹ thuật có khả năng cạnh tranh với hàng nhập khẩu.

 9

Nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất cồn thực phẩm một giai đoạn không gia nhiệt

Trưởng nhóm: TS. Chu Kỳ Sơn

Mục tiêu tổng thể: 

+ Nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm thiểu năng lượng sử dụng và giảm chi phí đầu tư thiết bị thông qua phát triển công nghệ sản xuất cồn một giai đoạn mang tính đột phá về công nghệ

+ Phát triển các sản phẩm rượu pha chế mới có chất lượng cao và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thay thế sản phẩm ngoại nhập.

+ Nâng cao giá trị gia tăng của phụ phẩm từ quy trình sản xuất cồn.

Mục tiêu cụ thể:

+ Phát triển thành công công nghệ sản xuất cồn một giai đoạn (kết hợp đồng thời ba công đoạn dịch hóa, đường hóa và lên men) từ bột sống có hiệu suất tối thiểu tương đương quy trình hiện hành

+ Sản xuất thức ăn gia súc từ phụ phẩm của quy trình sản xuất cồn một giai đoạn

 10

Nghiên cứu và phát triển quy trình công nghệ sản xuất gạo mầm và ứng dụng trong sản xuất đồ uống (trà gạo mầm)

Trưởng nhóm: TS. Cung Thị Tố Quỳnh

Mục tiêu tổng thể: xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất gạo mầm và trà gạo mầm nhằm nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả kinh tế, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng mặt hàng nông sản (gạo, chè) của Việt Nam. 

Mục tiêu cụ thể:

Xác định được công nghệ sản xuất gạo mầm có giá trị dinh dưỡng cao từ gạo lức Việt Nam

Ứng dụng gạo mầm trong sản xuất đồ uống (trà gạo mầm) có bổ sung hoặc không bổ sung lá chè và/hoặc bột chè xanh nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng, kết hợp được những chức năng của các thành phần có hoạt tính trong chè để tạo ra được sản phẩm có lợi cho sức khỏe con người

 11

Khai thác một số hợp chất kháng vi sinh vật và chống oxi hóa có nguồn gốc tự nhiên tách chiết từ phụ phẩm nhà máy thực phẩm ứng dụng trong bảo quản chế biến thịt và nước quả.

Trưởng nhóm: TS. Hồ Phú Hà

Mục tiêu tổng thể: Ứng dụng phối hợp các chất bảo quản có nguồn gốc tự nhiên từ nguồn nguyên liệu rẻ tiền và sẵn có nhằm thay thế các phụ gia tổng hợp bằng phương pháp hóa học để nâng cao chất lượng thực phẩm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mục tiêu cụ thể

Lựa chọn được ít nhất 2 loại chất bảo quản tự nhiên từ phụ phẩm nhà máy thực phẩm có tính kháng khuẩn và/hoặc tính chống oxi hóa

Đưa ra giải pháp công nghệ ứng dụng riêng rẽ và phối hợp các chất này trong bảo quản và chế biến ít nhất 2 loại thực phẩm.

 12

Nghiên cứu qui trình sản xuất vật liệu dệt y sinh sử dụng công nghệ micro-nanocapsules

Trưởng nhóm: TS. Chu Diệu Hương

Mục tiêu tổng thể: Nghiên cứu sản xuất sản phẩm dệt công nghệ cao, ứng dụng trong lĩnh vực y sinh học trên cơ sở xây dựng được qui trình công nghệ sản xuất  micro-nanocapsules.Mục tiêu cụ thể: Xây dựng được qui trình công nghệ sản tạo micro-nanocapsules nhân bằng dầu và/hoặc nhân bằng nước và khảo sát khả năng liên kết của các micro-nanocapsules với vật liệu dệt.

 13

Nghiên cứu thiết kế và chế tạo ổ đỡ sử dụng đệm từ trường  (ổ từ)

Trưởng nhóm: TS. Nguyễn Quang Địch

Mục tiêu tổng quát

Xây dựng trung tâm nghiên cứu và sản xuất ổ từ để phục vụ nghiên cứu và ứng dụng cho công nghiệp trong nước cũng như hợp tác sản xuất để xuất khẩu

Mục tiêu cụ thể

Làm chủ được công nghệ thiết kế và chế tạo ổ từ theo định hướng thương mại hóa phục vụ cho các ngành công nghiệp và các phòng thí nghiệm nghiên cứu trong và ngoài nước.

Xây dựng được một đội ngũ nghiên cứu mạnh có đủ khả năng giải quyết các vấn đề về ổ từ nói riêng và hệ thống nâng bằng từ trường nói chung góp phần nâng cao năng lực và trình độ công nghệ trong nước để đáp ứng các yêu cầu về đào tạo và phát triển kinh tế đất nước.

Nâng cao năng lực nghiên cứu cơ bản và ứng dụng cho ổ từ tại Việt Nam ngang tầm với các nước phát triển trên thế giới, tạo một điểm sáng trên bản đồ khoa học công nghệ thế giới về ổ từ. Hội nhập với các trung tâm nghiên cứu lớn về ổ từ thông qua hợp tác và trao đổi nghiên cứu.

 14

Nghiên cứu chế tạo dụng cụ cắt tốc độ cao cho máy tiện tự động CNC.

ThS. KSHQT. Vũ Đình Toại

Mục tiêu tổng thể: Nghiên cứu chế tạo dao cắt tốc độ cao từ mảnh hợp kim cứng bằng công nghệ hàn dùng cho máy tiện CNC thay thế nhập khẩu.

Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu chế tạo thành công dao cắt tốc độ cao (high speed) dùng cho các máy tiện tự động CNC với giá thành rẻ. Xây dựng được quy trình công nghệ chế tạo dao tiện từ mảnh hợp kim cứng bằng công nghệ hàn.

 15

Nghiên cứu chế tạo đá mài xẻ rãnh (hình dạng hình học đặc biệt) sử dụng nguyên liệu Việt nam thay thế nhập ngoại phục vụ cho gia công vật liệu mới.

TS. Nguyễn Thị Phương Giang,

Mục tiêu tổng thể:Chế tạo dụng cụ gia công cho máy công cụ điều khiển số CNC, sử dụng nguyên vật liệu tại Việt nam, thay thế nhập ngoại.

Mục tiêu cụ thể:  Chế tạo thành công đá mài cao tốc gián đoạn với hai chủng loại đá có độ hạt thô Cn 46 và Cn 60, ứng dụng cho gia công vật liệu ceramics trên máy công cụ điều khiển số CNC.

 16

Nghiên cứu chế tạo cụm trục chính động cơ liền trục tốc độ cao phục vụ chế tạo máy phay CNC cao tốc ở Việt Nam

TS. Nguyễn Hồng Thái

Mục tiêu tổng thể:

+ Nghiên cứu làm chủ công nghệ chế tạo thiết bị phụ trợ phục vụ chế tạo các máy phay CNC cao tốc ở Việt Nam.

+ Nâng cao năng lực sản xuất và trình độ gia công các chi tiết có độ chính xác cao thường phải nhập ngoại.

Mục tiêu cụ thể:

+ Nghiên cứu, chế tạo thành công cụm trục chính động cơ liền trục tốc độ cao của máy phay CNC giá thành chỉ bằng 60% giá thành nhập ngoại phục vụ sản xuất máy phay cao tốc ở Việt Nam.

 17

Nghiên cứu chế tạo một số vi cơ cấu (mô tơ, bánh răng siêu nhỏ) sử dụng trong các hệ thống Micro Robot phục vụ trong lĩnh vực y sinh.

TS. Phạm Hồng Phúc

Mục tiêu cụ thể:

Nghiên cứu và chế thử một số bộ phận của hệ thống micro robot như bánh răng truyền động, mô tơ dẫn, tay kẹp… sử dụng công nghệ vi cơ điện tử (MEMS).  Đây là những bộ phận quan trọng để tạo nên một hệ thống micro robot ứng dụng trong nghiên cứu vật liệu mới để vận chuyển, phân loại, kiểm tra vi mẫu (như các ống cacbon kích thước nano), hoặc trong các phòng thí nghiệm y học để chuyên chở và kiểm tra mẫu máu, mẫu tế bào xét nghiệm. Đề tài dự kiến trong thời gian một năm sẽ nghiên cứu, thiết kế và chế tạo một loại mô tơ dẫn động hệ thống bánh răng đường kính vài trăm micromet hoặc dùng để dẫn động tay kẹp dùng để kẹp những vật có kích thước vài micromet trong hệ thống micro robot trên nền vật liệu silicon. Toàn bộ hệ thống nằm trên chíp với kích thước phủ ngoài khoảng 1×1(cm2).

 18

Nghiên cứu chế tạo máy uốn thép định hình điều khiển theo chương trình.

ThS. Nguyễn Trung Kiên

– Mục tiêu tổng thể: Nghiên cứu chế tạo máy uốn thép định hình phục vụ công nghiệp và dân dụng thay thế nhập khẩu.

Mục tiêu cụ thể:a) Chế tạo thiết bị uốn thép định hình đáp ứng nhu cầu sản xuất nội địa thay thế nhập ngoại.b) Tích hợp chuyên ngành cơ khí và tự động hóa với lập trình phần cứng để chế tạo thiết bị có khả năng công nghệ lớn, chế tạo sản phẩm đa dạng.c) Tạo cơ hội để nâng cao và khẳng định năng lực nghiên cứu cho nhóm nghiên cứu trẻd) Làm chủ mặt công nghệ và chế tạo thiết bị trong lĩnh vực uốn thép hình

 19

Qui trình phân tích, thiết kế, mô phỏng và thi hành điều khiển các phương tiện biển tự hành thông qua việc cụ thể hóa kiến trúc hướng mô hình MDA và ngôn ngữ mô hình hóa hệ thống SysML

Trưởng nhóm PGS.TS. Ngô Văn Hiền

Mục tiêu tổng thể:  Đưa ra mô hình phân tích, thiết kế, mô phỏng và thi hành một cách hiệu quả hệ thống điều khiển các phương tiện biển tự hành (như là: rô bốt hoạt động dưới nước nhằm khảo sát hệ sinh thái đại dương, cảnh báo thiên tai do biển, tàu ngầm, các phương tiện phục vụ hải quân với mục đích quân sự, tàu thủy tự vận hành v.v..) dựa trên việc cụ thể hóa cách tiếp cận kiến trúc hướng mô hình (MDA – Model-Driven Architecture) và ngôn ngữ mô hình hóa hệ thống (SysML – System Modeling Language). Các mô hình này có thể tùy biến và tái sử dụng một cách dễ dàng và năng động cho các ứng dụng điều khiển phương tiện biển tự hành khác nhau với hiệu năng điều khiển và an ninh cao

Mục tiêu cụ thể:

Mô phỏng hướng đối tượng một cách nhanh chóng mô hình động lực học điều khiển của các phương tiện biển tự hành.

Hiệu năng làm việc của hệ thống cao cùng với các chế độ an ninh.

Mô hình phát triển có thể dễ dàng tùy biến và tái sử dụng cho các ứng dụng điều khiển các phương tiện biển tự hành khác nhau.

Là bước đầu cho việc sản xuất trong nước, không phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Giảm đáng kể chi phí phát triển hệ thống.

Lắp đặt và vận hành trên các phương tiện biển thực tế hoặc mô hình trong nước.

Nâng cao kinh nghiệm và khả năng áp dụng các nghiên cứu khoa học vào trong thực tiễn.

Phục vụ đào tạo cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh trong ngành kỹ thuật tàu thủy và công nghệ biển.

 20

Nghiên cứu, thiết kế tàu thủy tự lật phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn đường thủy

Đại diện Nhóm: TS. Phan Anh Tuấn

Mục tiêu cụ thể:

Nghiên cứu các nguyên lý tạo cơ chế tự lật về vị trí cân bằng khi tàu thủy bị lật úp.

Khả năng làm việc của hệ thống tự lật có độ tin cậy và an toàn cao, phản ứng nhanh.

Công trình nghiên cứu này tạo ra bước tự chủ cho ngành đóng tàu Việt Nam trong việc thiết kế, chế tạo những con tàu chuyên dụng đặc biệt.

Chế tạo mô hình thu nhỏ (chiều dài cỡ từ 1 đến 1,5m) phục vụ cho việc kiểm nghiệm tính năng của tàu đã thiết kế.

Nâng cao kinh nghiệm và khả năng ứng dụng các nghiên cứu khoa học công nghệ cao vào trong thực tiễn.

Làm tài liệu phục vụ đào tạo cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh trong ngành kỹ thuật tàu thủy.

 21

Nghiên cứu và phát triển hệ thống phát hiện và theo dõi đa thể thức đối tượng trong môi trường cảm thụ

Trưởng nhóm: TS. Lê Thị Lan

Mục tiêu cụ thể

Thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về phát hiện và theo dõi đa thể thức đối tượng.

Phát triển bộ công cụ phần mềm phát triển (SDK – software development kit ) phát hiện và theo dõi đa thể thức đối tượng sử dụng trong các ứng dụng.

Triển khai kết quả của nhiệm vụ trong hệ thống hỗ trợ điều khiển tự động hóa tòa nhà.

 22

Nghiên cứu mô hình hóa quỹ đạo âm học ứng dụng cho nâng cao chất lượng nhận dạng tiếng nói

Trưởng nhóm: Trần Đỗ Đạt

Mục tiêu tổng thể:phát triển, mở rộng các ứng dụng sử dụng hệ thống giao tiếp với người sử dụng bằng tiếng nói tiếng Việt trong môi trường thực

Mục tiêu cụ thể

Nâng cao độ tin cậy của hệ thống nhận dạng tiếng nói.

Phát triển hệ thống nhận dạng tiếng Việt sử dụng mô hình hóa quỹ đạo âm học.

 23

Nghiên cứu phát triển và chế tạo thiết bị đầu cuối di động đa phương tiện cho xe cộ và tàu thuyền chở khách

Trưởng nhóm:  ThS. Nguyễn Thu Nga

Mục tiêu tổng thể:Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị đầu cuối thông tin di động đa phương tiện gắn với xe cộ, tàu thuyền chuyên chở nhiều người. Các thiết bị này cho phép  chia sẻ thông tin đa phương tiện, bản đồ số, thông tin giao thông, du lịch, quảng cáo, xổ số và tiện ích hộp đen.

Mục tiêu cụ thể:

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị đầu cuối di động gắn trên xe cộ và tàu thuyền chở khách. Thiết bị đa phương tiện này tích hợp giao diện không dây 3G và/hoặc WiMAX, định vị GPS, ngoại vi đa phương tiện và cung cấp kết nối Internet cho hành khách.

Nghiên cứu triển khai ứng dụng truyền thông đa phương tiện di động: mobile TV, FM radio, video/âm nhạc theo yêu cầu, thông tin tắc đường, video/ảnh giao thông lấy từ camera lắp trên xe để cung cấp cho các kênh thông tin giao thông công chúng (ví dụ: kênh VOV FM radio giao thông, dịch vụ IP camera giao thông…).

Nghiên cứu triển khai ứng dụng nhận thức vị trí: dẫn đường, định vị, cung cấp thông tin hành trình (bến đỗ tiếp theo, thông báo thời gian đến…), sơ đồ tuyến/bến…

Nghiên cứu triển khai ứng dụng quản lý, vận hành phương tiện và tiện ích hộp đen chống gian lận của lái xe (bỏ bến, đón khách sai quy định, đi sai tuyến, thuê lại xe khác…).

 24

Nghiên cứu thiết kế kiến trúc chuyển mạch tiết kiệm năng lượng cho mạng Internet thế hệ mới trên nền tảng công nghệ FPGA

Trưởng nhóm: TS. Phạm Ngọc Nam

Mục tiêu của nhiệm vụ này là nghiên cứu thiết kế và đưa ra khuôn mẫu kiến trúc của bộ chuyển mạch cho mạng Internet tương lai theo chuẩn Open Flow có tích hợp chức năng tiết kiệm năng lượng trên nền tảng công nghệ FPGA.

Mục tiêu cụ thể 

Nghiên cứu và làm chủ công nghệ lõi về thiết kế kiến trúc cho thiết bị chuyển mạch của mạng Internet tương lai theo chuẩn OpenFlow trên nền tảng công nghệ FPGA với đầy đủ các tính tăng theo chuẩn type-0 được quy định trong chuẩn OpenFlow (http://www.openflow.org/).

Đưa ra một mô hình năng lượng dựa trên lưu lượng đầu vào của bộ chuyển mạch.

Nghiên cứu tích hợp mô đun điều khiển mức năng lượng tiêu thụ vào thiết bị chuyển mạch.

Chế tạo khuôn mẫu của thiết bị chuyển mạch với chức năng tiết kiệm nặng lượng dựa trên nền tảng công nghệ FPGA.

Tạo tiền đề để đăng ký sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.

 25

Nghiên cứu và phát triển nền tảng hội tụ cố định – di động cho các dịch vụ đa phương tiện tiên tiến

Trưởng nhóm: TS. Trương Thu Hương

Mục tiêu tổng thể:Làm chủ công nghệ lõi về nền tảng hội tụ di động – cố định (platform for fixed – mobile convergence) cho các dịch vụ đa phương tiện tiên tiến đang được sử dụng trong mạng không dây thế hệ mới (3G, 4G) và Internet băng rộng. Dựa trên cơ sở đó tìm kiếm khả năng chuyển giao công nghệ cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và đăng ký sở hữu trí tuệ.

Mục tiêu cụ thể

Đưa ra một báo cáo dựa trên nghiên cứu khảo sát về nhu cầu các dịch vụ đa phương tiện tiên tiến trong môi trường hội tụ di động – cố định tại Việt Nam.

Nghiên cứu và phát triển một nền tảng hội tụ cho phép cung cấp các dịch vụ đa phương tiện tiên tiến không phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng mạng vật lý bên dưới (cố định, di động) và không phụ thuộc vào nhà cung cấp cơ sở hạ tầng viễn thông dựa trên Phân hệ đa phương tiện trên nền IP (IP Multimedia Subsystem – IMS)

Dựa trên nền tảng trên, đưa ra một số dịch vụ đa phương tiện hội tụ mẫu thích hợp với thị trường viễn thông Việt Nam.

Đưa ra hệ thống thử nghiệm (testbed) cho phép đánh giá chất lượng trải nghiệm người dùng (Quality of Experience – QoE) của các dịch vụ đa phương tiện tiên tiến.

Đánh giá phương án chuyển giao công nghệ và sản phẩm mẫu cho các nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam hoặc các đơn vị sản xuất sản phẩm và phần mềm nội dung số.

 26

Nghiên cứu phát triển công nghệ vô tuyến điều khiển bằng phần mềm và ứng dụng trong thiết kế chế tạo thiết bị đầu cuối vô tuyến, định vị vô tuyến thông minh tự cầu hình

Trưởng nhóm: PGS.TS Vũ Văn Yêm

Mục tiêu tổng thể:Nghiên cứu làm chủ công nghệ vô tuyến điều khiển bằng phần mềm S.D.R (Software Defined Radio) ứng dụng trong thiết kế chế tạo các thiết bị đầu cuối di động thông minh tự cấu hình.

Mục tiêu cụ thể

Nghiên cứu công nghệ vô tuyến điều khiển bằng phần mềm, ứng dụng trong máy thu định vị vệ tinh toàn cầu.

Thiết kế và chế tạo được mẫu máy thu định vị vệ tinh toàn cầu dùng kỹ thuật vô tuyến điều khiển bằng phần mềm SDR trên nền kit vi mạch khả trình như FPGA, DSP và các công cụ hiện đại khác.

 

Nghiên cứu phát triển công nghệ truyền thông hỗn loạn có độ bảo mật cao

Trưởng nhóm: ThS. Nguyễn Xuân Quyền

Mục tiêu cụ thể

Đề xuất được phương thức điều chế/giải điều chế có hiệu suất băng thông cao ứng dụng trong hệ thống thông tin băng thông rộng sử dụng kỹ thuật hỗn loạn nhằm giảm chi phí, nâng cao khả năng bảo mật và tốc độ truyền tin.

Thiết kế chế tạo được MODEM tín hiệu hỗn loạn đa mức trên nền vi điều khiển và vi mạch khả trình

Nghiên cứu đề xuất cơ chế bảo mật làm việc ở mức tín hiệu (lớp vật lý trong mô hình OSI) sử dụng kỹ thuật hỗn loạn phù hợp cho hệ thống thông tin băng thông rộng, ứng dụng trong dân sự, quân sự và an ninh quốc phòng

 

Nghiên cứu giải pháp và thiết kế chế tạo thiết bị giám sát thông minh trợ giúp cảnh báo an toàn theo vị trí cho tàu hỏa

Trưởng nhóm: TS. Đỗ Trọng Tuấn

Mục tiêu cụ thể Thiết kế chế tạo thiết bị giám sát hành trình trên cơ sở hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu kết hợp với công nghệ cảm biến, cung cấp thông tin và cảnh báo cho lái tàu các thông số an toàn như tốc độ, các vị trí có khả năng xảy ra tai nạn, ước đoán thời gian, khoảng cách về ga hoặc qua đường ngang. Thiết bị có khả năng kết nối với trung tâm điều khiển qua mạng viễn thông.

 

Nghiên cứu công nghệ thu thập dữ liệu và phân loại đối tượng dựa trên tín hiệu Radar siêu cao tần và phát triển ứng dụng xây dựng tủ điều khiển giao thông tích hợp phục vụ hệ thống giao thông thông minh

Trưởng nhóm: PGS.TS. Nguyễn Hữu Trung

Mục tiêu tổng thể:Nghiên cứu công nghệ thu thập dữ liệu và phân loại đối tượng dựa trên tín hiệu Radar siêu cao tần SDR và phát triển một ứng dụng thống kê, phân loại đối tượng lưu thông tích hợp với tủ điều khiển tín hiệu giao thông công nghệ nhúng (Embedded systems) phục vụ các hệ thống giao thông thông minh ITS (Intelligent Transportation Systems).

Mục tiêu cụ thể

Nghiên cứu công nghệ thu thập dữ liệu và phân loại đối tượng dựa trên tín hiệu Radar siêu cao tần SDR.

Phát triển ứng dụng thu thập và phân loại đối tượng phục vụ ứng dụng giao thông thông minh.

Nghiên cứu  mô hình tích hợp công nghệ thông tin-truyền thông với cơ sở hạ tầng giao thông, phương tiện và người sử dụng trong hệ thống điều khiển giao thông thông minh; Đề xuất và thực hiện các chiến thuật giám sát và điều khiển giao thông dựa trên hạ tầng công nghệ thông tin – truyền thông tiên tiến và tín hiệu Radar siêu cao tần.

Thiết kế chế tạo thiết bị trên nền tảng công nghệ siêu cao tần (Microwave), công nghệ nhúng (Embedded computing) thực hiện các chiến thuật giao thông tích hợp nêu trên.

Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực nhận dạng bằng Radar siêu cao tần và lĩnh vực giao thông thông minh.

 

Phát triển nhân sở hữu trí tuệ (IP) dùng trong kiểm tra vi mạch. Phát triển quy trình kiểm tra chất lượng vi mạch

Trưởng nhóm: TS.Nguyễn Đức Minh

Mục tiêu tổng thể: Phát triển và thiết kế các nhân sở hữu trí tuệ (IP) kiểm tra có thể tái sử dụng trong việc kiểm tra vi mạch. Đưa ra một quy trình giải pháp kiểm tra chất lượng thiết kế vi mạch.

Mục tiêu cụ thể

Phát triển thành công 02 nhân IP kiểm tra cho 02 tiêu chuẩn bus thông dụng hiện nay trong thiết kế vi mạch là AMBA AHB và PCI. Các nhân IP kiểm tra cần có tính linh hoạt,  có thể sử dụng lại để kiểm tra nhiều nhân IP chức năng khác nhau cùng tuân theo 1 tiêu chuẩn bus. Các nhân IP kiểm tra cần được sử dụng trong các môi trường kiểm tra IC khác nhau: môi trường kiểm tra động (dùng công cụ mô phỏng), môi trường phiên bản mẫu dùng FPGA, môi trường kiểm tra sau khi đã sản xuất IC.

Xây dựng một mô hình giải pháp kiểm tra nhân IP chức năng bằng các IP kiểm tra có thể tái sử dụng dùng công cụ mô phỏng.

Xây dựng  một mô hình giải pháp kiểm tra nhân IP bằng công cụ giả lập trên FPGA.

 

Thiết kế và chế tạo thử nghiệm anten cho thiết bị di động sử dụng siêu vật liệu điện từ

Trưởng nhóm: PGS.TS. Đào Ngọc Chiến

Mục tiêu tổng thểNghiên cứu, thiết kế và chế tạo thử nghiệm một số mô hình anten đa băng tần cho thiết bị điện tử di động thông minh (như điện thoại di động, máy tính xách tay, USB 3G/4G, thiết bị truy cập mạng WLAN) với kích thước nhỏ, hiệu suất bức xạ cao, sử dụng siêu vật liệu điện từ nhân tạo (metamaterial)

Mục tiêu cụ thể

Nghiên cứu thiết kế một số mẫu siêu vật liệu điện từ (metamaterials) thông qua sự sắp đặt phù hợp các cấu trúc kim loại tuần hoàn giữa những phiến hợp chất cao phân tử dạng tinh thể lỏng (liquid crystal polymer).

Dựa trên các mẫu siêu vật liệu điện từ thu được, nghiên cứu thiết kế và chế tạo thử nghiệm một số mẫu anten vi dải đa băng tần, kích thước nhỏ, cho các thiết bị di động thông minh tích hợp đa dịch vụ như: 2G, 3G, 4G, WLAN, Bluetooth®, ZigBee.

 

Phát triển bộ thu mềm hai hệ thống GPS/Galileo

Trưởng nhóm: TS. Tạ Hải Tùng

Mục tiêu tổng thể: Chế tạo bộ thu mềm cho các hệ thống định vị toàn cầu sử dụng vệ tinh GPS và Galileo

Mục tiêu cụ thể: Chế tạo thành công bộ thu có các đặc điểm:

Hoạt động trên nền tảng máy tính cá nhân (PC, laptop, netbook)

Sử dụng tín hiệu trên tần số L1 của hai hệ thống định vị GPS và Galileo

Cung cấp dịch vụ định vị có độ chính xác dưới 10 mét (tương đương với các bộ thu ASIC thương mại trên thị trường).

 

Thiết kế và chế tạo IC chuyển đổi số – tương tự (DAC) 8 bít

Trưởng nhóm: TS. Nguyễn Vũ Thắng 

Mục tiêu cụ thể

Thiết kế IC chuyển đổi số – tương tự DAC với các tính năng như sau:

  • Chạy tin cậy

  • Điện áp vào cho phép: 0V-2V

  • Độ chính xác: ± 0.5%

  • Thời gian thiết lập: 500 ns

  • Nguồn cung cấp: 5-6 V

  • Công suất tiêu thụ: 200 mW tại ±5V

Các chỉ tiêu này phù hợp cho phần lớn các ứng dụng điện thoại di động và điện thoại kéo dài.

Sử dụng kết quả để phát triển các IC chuyển đổi số – tương tự (DAC) hoặc tương tự – số (ADC) với các tính năng tốt hơn như: công suất thấp, độ chính xác cao.

Sử dụng kết quả để đào tạo cho sinh viên làm thiết kế IC tương tự, từ đó thu hút các công ty thiết kế IC đầu tư vào Việt nam nhằm đẩy mạnh việc phát triển ngành thiết kế IC tại Việt nam.

 

Xây dựng hệ thống giám sát, định vị thông minh, độ chính xác cao dựa trên nền tảng hệ thống định vị định vị toàn cầu GPS và hệ thống mạng viễn thông GSM/3G.

  1. Trưởng nhóm: Nguyễn Đức Tiến

 

Mục tiêu cụ thể:Nghiên cứu chế tạo thiết bị đầu cuối có khả năng tự định vị dựa trên hệ thông định vị GPS và hệ thống mạng viễn thông GSM/3G. Thiết bị có khả năng chuyển đổi từ định vị GPS sang định vị sủ dụng mạng GSM/3G trong các điều kiện không thu nhận được tín hiệu GPS (trong hầm, trong nhà, khu vực rừng rậm)Nghiên cứu triền khai hệ thống A-GPS, phát tín hiệu hiệu chỉnh, sủa sai tới thiết bị đầu cuối qua mạng GPRS/3G (diện rộng) radio (diện rộng bán kính < 20 km) nhằm nâng cao độ chính xác định vị cho thiết bịXây dựng hệ thống giám sát dựa trên công nghệ bản đồ số GIS để quản lý giám sát và xác định một cách trực quan vị trí của các thiết bị đầu cuối trên bản đồ.

 

Nghiên cứu giải mã thông tin trong sóng điện não, ứng dụng xây dựng Hệ thống nhận diện cảm xúc con người

Nhóm MiMas

Mục tiêu cụ thể

Các đặc điểm về sóng điện não trong vấn đề về cảm xúc

Đánh giá các mô hình cảm xúc khác nhau dựa trên các tiêu chí về miền thời gian, tần số hay FD (Fractal Dimension).

Thu thập dữ liệu người dùng với số lượng lớn\Xây dựng mô hình nhận dạng phục vụ trực tiếp cho ứng dụng thử nghiệm.

  •  

 

Nghiên cứu chế tạo thiết bị pha dịch lọc tự động dùng trong điều trị thận nhân tạo

Trưởng nhóm: TS. Vũ Duy Hải

Mục tiêu tổng thể: Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng thành công thiết bị pha dịch lọc tự động dùng trong điều trị thận nhân tạo

Mục tiêu cụ thể

Thiết kế chế tạo và triển khai thử nghiệm thiết bị tự động pha dịch lọc công suất lớn có thể cung cấp trực tiếp đồng thời cho 10 hệ thống chạy thận nhân tạo. Từ đó, mở rộng phạm vi ứng dụng nhằm giảm giá thành điều trị cho bệnh nhân, giảm chi phí nhập khẩu dịch lọc như hiện nay tại các bệnh viện. Dự kiến, nếu triển khai thành công thiết bị, có thể giảm được 20% chi phí điều trị cho bệnh nhân.

 

Nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống tự động làm sạch máu chảy ra trong quá trình phẫu thuật để tái sử dụng cho bệnh nhân

Trưởng nhóm: TS. Nguyễn Thái Hà

Mục tiêu tổng thể: Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng thành công hệ thống tự động làm sạch máu chảy ra trong quá trình phẫu thuật để tái sử dụng cho bệnh nhân.

Mục tiêu cụ thể

Thiết kế chế tạo và triển khai thử nghiệm hệ thống tự động làm sạch máu chảy ra trong quá trình phẫu thuật để tái sử dụng cho bệnh nhân. Khắc phục tình trạng thiếu máu thay thế trong phẫu thuật hiện nay, đặc biệt nhiều bệnh nhân có nhóm máu đặc biệt (O Rh), không có nguồn máu thay thế thì việc làm sạch máu của chính họ bị rò trong quá trình phẫu thuật để tái sử dụng sẽ là biện pháp duy nhất để cứu sống bệnh nhân. 

 

Nghiên cứu phát triển ứng dụng kỹ thuật chụp xuyên sọ TCD trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân

Trưởng nhóm: PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng

Mục tiêu cụ thể

Nghiên cứu này tập trung vào nhiều hướng trong các quá trình siêu âm TCD, như phát hiện sớm cửa sổ sóng âm trong các ảnh siêu âm chế độ B, nhận dạng và phân loại các tín hiệu TCD ứng dụng trong chẩn đoán, thu thập và lưu trữ dữ liệu cũng như phân tích các dữ liệu điều trị của các bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ cao. Nhóm nghiên cứu cũng mong muốn cải thiện và nâng cấp các quá trình chẩn đoán sử dụng kỹ thuật TCD tại Việt nam, đồng thời phát triển các ứng dụng TCD trong tương lai

 

Nghiên cứu tính toán, thiết kế, chế tạo và khảo nghiệm tuabin mô hình kiểu capxun ứng dụng cho các trạm thủy điện cột nước thấp H = (2 ¸ 15)m

Trưởng nhóm: TS. Đỗ Huy Cương

Mục tiêu tổng thể: Nghiên cứu nâng cao năng lực làm chủ công nghệ tính toán, thiết kế và phát triển công nghệ chế tạo thiết bị thủy điện, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững ở Việt Nam.  Tạo ra sản phẩm mới mẫu máy tuabin thủy điện kiểu capxun ứng dụng vào sản xuất góp phần nội địa hóa thiết bị thủy điện thay thế hàng nhập ngoại.

Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu tính toán, thiết kế, chế tạo và khảo nghiệm tuabin mô hình kiểu cápxun ứng dụng cho các trạm thủy điện cột nước thấp H = (2 ¸ 15)m.

 

Nghiên cứu công nghệ nâng cao hiệu suất của hệ thống phát điện tích hợp Diezel-Mặt trời cấp nguồn cho trạm BTS

Trưởng nhóm:TS. Đàm Hoàng Phúc

Mục tiêu tổng thể:Khai thác và điều khiển phối hợp nguồn năng lượng mặt trời để tối ưu quá trình hoạt động của máy phát điện diezel nhằm giảm suất tiêu hao nhiên liệu cũng như sự phát thải của động cơ diezel.

Mục tiêu cụ thể: Sử dụng các nguồn năng lượng măt trời để hỗ trợ cho hệ thống phát điện diesel cấp nguồn cho BTS, tối ưu hoá quá trình hoạt động của hệ thống phát điện, điều khiển động cơ diezel để có thể giảm được 20-30% lượng tiêu hao nhiên liệu và 40% khí thải độc hại so với hệ thống máy phát diezel hiện hành.

 

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thử nghiệm một số thiết bị sản xuất nhiệt năng sử dụng nhiên liệu biogas

Trưởng nhóm:ThS. Bùi Thanh Hùng

Mục tiêu cụ thể Làm chủ kỹ thuật thiết kế, chế tạo thử nghiệm 3 loại thiết bị nhiệt quan trọng được sử dụng nhiều trong các cơ sở có khí biogas qui mô trung bình và lớn là: thiết bị lò hơi, thiết bị lò nước nóng, thiết bị sấy kín.

Những nội dung chính dự kiến thực hiện:

Khảo sát nhu cầu và xác định qui mô, kích cỡ thiết bị sẽ tính toán thiết kế, chế tạo;

Nghiên cứu mô hình hoá tính toán quá trình cháy ;

Nghiên cứu tính toán thiết kế, chế tạo thử nghiệm mẫu thiết bị lò hơi sử dụng biogas hiệu suất cao để cung cấp hơi nước, nước nóng ;

Nghiên cứu tính toán thiết kế, chế tạo thử nghiệm mẫu thiết bị lò nước nóng sử dụng biogas hiệu suất cao để cung cấp nước nóng;

Nghiên cứu tính toán thiết kế, chế tạo thử nghiệm thiết bị sấy kín sử dụng biogas.

 

Nghiên cứu tiềm năng và ứng dụng các kỹ thuật lưới điện thông minh (Smart Grid) vào hệ thống điện Việt Nam nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng

Trưởng nhóm:TS. Trương Ngọc Minh

Mục tiêu tổng thể:Tăng cường tính hiệu quả, độ an toàn cũng như độ tin cậy của hệ thống năng lượng điện Việt Nam bằng cách phát triển hệ thống hiện tại thành hệ thống có tính tương tác với người vận hành và người sử dụng (Smart Grid) nhằm tiết kiệm điện năng và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng mới và truyền thống

Mục tiêu cụ thể:

Nghiên cứu tiềm năng áp dụng các công nghệ kỹ thuật mới của lưới điện thông minh (Smart Grid) vào lưới điện phân phối Việt Nam,

Đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ Smart Grid nhằm giảm thiểu tổn thất điện năng trong hệ thống điện,

Ứng dụng kỹ thuật lưới điện thông minh nhằm tăng cường khả năng tích hợp và sử dụng hiệu quả các nguồn điện phân tán vào lưới điện phân phối,

Nghiên cứu và phát triển thiết bị công nghệ Smart Grid cụ thể nhằm tiết kiệm điện năng trong từng loại lưới điện (lưới sinh hoạt, lưới chiếu sáng, lưới công nghiệp…),

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Smart Grid nhằm tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát công tác vận hành trong hệ thống điện và giảm thiểu sử dụng nhân công.

 

Phát triển các loại cảm biến khí dây nano oxit kim loại bán dẫn có độ nhạy siêu cao phục vụ quan trắc ô nhiễm môi trường khí

Trưởng nhóm: PGS.TS. Nguyễn Văn Hiếu

Mục tiêu cụ thể

Ổn định được quy trình chế tạo và biến tính các loại vật liệu dây nano oxit kim loại bán dẫn thích hợp cho ứng dụng nhạy khí;

Nghiên cứu các phương pháp tích hợp (intergration) hay lắng đọng lên các loại điện cực thương mại để phát triển nhanh hai loại cảm biến khí đo CO và NO2;

Chế tạo được các thiết bị để thử nghiệm các cảm biến chế tạo được.

 

Nghiên cứu công nghệ phủ gia cường bề mặt ống thủy tinh bằng dung dịch nano ôxít kim loại và thử nghiệm ứng dụng trong chế tạo ống đèn thủy tinh 0.55 mm dùng trong chế tạo đèn huỳnh quang và huỳnh quang compact theo tiêu chuẩn quốc tế

Trưởng nhóm: PGS. TS. Phạm Thành Huy

Mục tiêu cụ thể

Xây dựng được quy trình công nghệ và chế tạo được dung dịch lỏng nano ôxít kim loại/bán dẫn ứng dụng trong phủ gia cường ống thủy tinh.

Phát triển công nghệ phủ và thử nghiệm ở quy mô sản xuất trung bình 5000-10000 sản phẩm ống thủy tinh mỏng 0.55 mm có thành phần, độ bền cơ học và tính chất quang học đảm bảo nhằm thay thế cho ống thủy tinh 0.85 mm hiện đang được sử dụng trong sản xuất đèn huỳnh quang và huỳnh quang compact trong nước.

 

Nghiên cứu khả năng ứng dụng và phát triển công nghệ spin điện tử vào đo lường, điều khiển/chấp hành và tự động hóa

Trưởng nhóm:NCS, Vũ Anh MinhNguyễn Anh Tuấn

Mục tiêu cụ thể

Thiết lập được hai hệ đo điện tử áp dụng công nghệ spin điện tử (spintronics) – chuyển đổi từ-điện bằng dòng điện tử phân cực spin – với các tính năng nổi bật như phát hiện/đo sự dịch chuyển cơ học theo các phương thẳng và góc, đồng thời có thể đo được vận tốc dài và vận tốc góc của dịch chuyển, nhằm tiến tới chế tạo các thiết bị điện tử kiểu mới có thể đưa vào dụng được trong những trường hợp cụ thể.

 

Tổng hợp và tách chuyển vật liệu graphene đơn lớp có diện tích lớn, tiến tới thương mại hóa sản phẩm

Trưởng nhóm: TS. Vũ Văn Quang

Mục tiêu cụ thể

Chế tạo được vật liệu graphene đơn lớp có diện tích lớn hơn 5×5 cm2, có chất lượng tương đương các sảm phẩm của các công ty nước ngoài.

Khảo sát được các tính chất cơ bản của vật liệu graphene như: độ đồng điều, vi cấu trúc, tính chất điện và các tính chất lý hóa khác.

Thiết kế chế tạo các linh kiện điện tử mẫu (ví dụ cảm biến khí H2, điện cực trong suốt) để kiểm nghiệm khả năng ứng dụng của graphene tiến tới thương mại hóa sản phẩm graphene.

 

Nghiên cứu chế tạo thiết bị phát hiện phẩy khuẩn tả dựa trên linh kiện vi cân thạch anh lai cấy vật liệu nano.

Trưởng nhóm:TS. Nguyễn Văn Quy

Mục tiêu tổng thể:

-  Chế tạo thành công thiết bị phát hiện phẩy khuẩn tả.

-  Phát triển công nghệ chế tạo thiết bị phát hiện vi rút và vi khuẩn gây bệnh.

Mục tiêu cụ thể:

- Tạo ra thiết bị phát hiện phẩy khuẩn tả (dưới dạng prototype).

- Làm chủ công nghệ vật liệu nano, đặc biệt là vật liệu nano sinh học, với quy trình công nghệ phù hợp với điều kiện trong nước.

Những nội dung chính dự kiến thực hiện:

– Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano có tính hấp phụ hoặc bắt cặp với các tác nhân cần nhận biết.

– Lai cấy vật liệu nano lên linh kiện vi cân thạch anh (chíp thiết bị).

– Nghiên cứu thiết kế vi mạch cho thiết bị.

– Lắp giáp và đóng gói chíp với vi mạch đã thiết kế.

– Khảo sát tính phát hiện của thiết bị đối với phẩy khuẩn tả nhằm từng bước tối ưu hoá sản phẩm.

 

Nghiên cứu công nghệ chế tạo các màng hấp thụ cấu trúc nano hệ Cu-Sn-S và mô phỏng ứng dụng trong phát triển pin Mặt trời hiệu suất cao

Trưởng nhóm: TS. Đỗ Phúc Hải

Nhiệm vụ “Nghiên cứu công nghệ chế tạo các màng hấp thụ cấu trúc nano hệ Cu-Sn-S và mô phỏng ứng dụng trong phát triển pin Mặt trời hiệu suất cao”được đề xuất nhằm tạo tiền đề cho các nghiên cứu chế tạo pin Mặt trời hiệu suất cao, giá thành hạ và thân thiện với môi trường.Trong giai đoạn 1 năm (06/2011-05/2012) nhiệm vụ đặt mục tiêu cụ thể như sau:

Tìm ra quy trình công nghệ tối ưu chế tạo các màng mỏng hấp thụ cấu trúc nano hệ Cu-Sn-S bằng phương pháp phun nhiệt phân.

Chế tạo các màng mỏng hấp thụ cấu trúc nano hệ Cu-Sn-S (p-Cu2SnS3 và p-Cu2Sn3S7) chất lượng cao: điện trở suất nhỏ, nồng độ hạt tải lớn (np = 1017 – 1019 cm-3), bề rộng vùng cấm Eg = 1,1 – 1,7 eV và hệ số hấp thụ a = 104 – 105cm-1.

Đề xuất giải pháp công nghệ thích hợp chế tạo các pin Mặt trời thế hệ 3 có hiệu suất cao, giá thành hạ và thân thiện với môi trường cho các giai đoạn nghiên cứu tiếp theo thông qua kết quả nghiên cứu mô phỏng bằng phần mềm AMPS và SCAPS hoạt động của các phần tử chuyển đổi quang điện sử dụng lớp hấp thụ cấu trúc nano Cu-Sn-S:

ü  AR/n-ZnO/n-In2S3/p-Cu2SnS3/Mo.

ü  AR/n-ZnO/n-In2S3/p-Cu2Sn3S7/Mo

Nâng cao năng lực nghiên cứu triển khai của nhóm trong lĩnh vực năng lượng Mặt trời, sử dụng hiệu quả trang thiết bị hiện đại hiện có và tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao.

 

Nghiên cứu phát triển ứng dụng tính chất quang, điện của vật liệu polyme dẫn pha tạp TiO2

Trưởng nhóm: ThS. NCS. Lê Thị Hải Thanh

Mục tiêu cụ thể

Tổng hợp được các polymer dẫn PPy, PANi, PTh pha tạp các hạt nano TiO2 dưới dạng anatase theo phương pháp hóa học và đồng kết tủa.

Khảo sát tính chất điện, quang điện, quang hóa và điện hóa của vật liệu trên và xác định hiệu quả của pha tạp TiO2.

Đề xuất các khả năng ứng dụng các đặc trưng quang điện, quang hóa và điện hóa của vật liệu.

 

“Nghiên cứu công nghệ tách chiết và biến tính polysaccharide tự nhiên nhằm ứng dụng trong lĩnh vực y sinh”

Trưởng nhóm:ThS, NCS Bùi Đình Long

Mục tiêu tổng thể: Chế tạo ra được các vật liệu xúc tác quang hóa trong vùng ánh sáng nhìn thấy nhằm tạo tiền đề cho các ứng dụng xử lý môi trường, diệt khuẩn, tạo các bề mặt tự làm sạch và tăng hiệu suất chuyển hóa năng lượng mặt trời thành điện theo công nghệ DSSC (dye sensitive solar cell).

Mục tiêu cụ thể:

Tách chiết và biến tính nhóm chức cho các sản phẩm polysaccharide có nguồn gốc từ thực vật (rong biển) và vi sinh vật (chủ yếu từ một số vi sinh vật phân lập từ trong đất).

Tạo ra các sản phẩm có độ sạch, độ tương tính sinh học cao và có các nhóm chức năng hoạt tính mong muốn như: nhóm chức màu (phát huỳnh quang), nhóm chức amin, halogen, carboxylic để gắn kết với các polyme tổng hợp hoặc gắn lên bề mặt hạt nano oxit.

Cố định và bọc các sản phẩm trên polyme và các hạt nano nhằm phục vụ cho các nghiên cứu về tương tác sinh học giữa các loại carbohydrate với nhau.

 

Chế tạo hạt nano oxit phức hợp từ tính thuộc hệ hexagonal ferrite có HC trên 6300 Oe ứng dụng trong vật liệu ghi từ mật độ cao

Trưởng nhóm:NCS. Đặng Thị Minh Huệ

Mục tiêu tổng thể: Chế tạo hạt nano oxit phức hợp từ tính thuộc hệ strontium hexagonal ferrite có kích thước nhỏ hơn 100 nm, lực kháng từ Htrên 6300 Oe ứng dụng trong vật liệu ghi từ mật độ cao.

Mục tiêu cụ thể:

Tổng hợp vật liệu nano từ dạng hạt SrFe12O19, Sr(1-x)LnxFe12O19 và Sr(1-x)LnxFe(12-x)CoxO19 (Ln: La, Sm, Pr) theo phương pháp sol – gel kết hợp thủy nhiệt.

Hạt nano thu được có kích thước, hình dạng xác định, đơn pha tinh thể và có tính chất từ tốt.

Khảo sát tính chất từ và ảnh hưởng của nguyên tố đất hiếm, tỉ lệ pha tạp đến tính chất từ của vật liệu.

 

Nghiên cứu tổng hợp vật liệu thủy tinh huỳnh quang nhằm chế tạo đèn chiếu sáng tiết kiệm năng lượng thế hệ mới

Trưởng nhóm:TS Vũ Hoàng Tùng

Mục tiêu tổng thể: Chế tạo đèn chiếu sáng với nguồn phát sáng là vật liệu thủy tinh huỳnh quang.

Mục tiêu cụ thể:– Nghiên cứu điều kiện tổng hợp vật liệu thủy tinh huỳnh quang thuộc hệ silicat, Phosphat và Fluorid với một số phần tử phát huỳnh quang khác nhau.- Tìm các giải pháp làm tăng khả năng phát huỳnh quang của vật liệu.- Nghiên cứu chế tạo đèn phát sáng trực tiếp từ vật liệu thủy tinh.

 

Nghiên cứu sử dụng nhiên liệu thay thế; phát thải và ô nhiễm môi trường của động cơ đốt trong (AFE2P)

Trưởng nhóm PGS.TS. Lê Anh Tuấn

Mục tiêu tổng thể:

Trình diễn giải pháp cung cấp hỗn hợp khí giàu hyđrô cho động cơ xăng nhằm nâng cao tính kinh tế nhiên liệu và giảm phát thải độc hại,

Báo cáo đánh giá về tính năng, phát thải độc hại của động cơ từ kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về quá trình hình thành hỗn hợp và cháy trong động cơ.

Mục tiêu cụ thể:

Thiết kế và chế tạo thành công một hệ thống thiết bị chuyển đổi nước thành hỗn hợp khí hyđrô và oxy quy mô nhỏ để cung cấp cho động cơ.

Cắt giảm trên 10% phát thải độc hại hyđrôxít carbon (HC) và mônôxít cacbon (CO) cho động cơ nhờ bổ sung hỗn hợp khí giàu hyđrô.

 

Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo máy bay siêu nhỏ tự động bay theo quĩ đạo cho trước

Trưởng nhóm:TS. Nguyễn Phú Hùng

Mục tiêu tổng thể:

Chế tạo được một phương tiện có thể ứng dụng cho việc tuần tra, quan sát phục vụ cho dân sự và an ninh quốc phòng

Đề xuất được phương án chế tạo máy bay siêu nhỏ không người lái một cách ưu việt.

Nâng cao trình độ đội ngũ nghiên cứu trẻ trong lĩnh vực Hàng Không.

Xây dựng được cơ sở lý thuyết cho việc thiết kế máy bay siêu nhỏ không người lái.

Xây dựng quy trình công nghệ cho việc chế tạo máy bay siêu nhỏ không người lái.

Mục tiêu cụ thể:

Chế tạo thành công một máy bay siêu nhỏ có thể bay tự động theo một quĩ đạo cho trước.

 

Tổng hợp, cấu trúc, và tính chất và ứng dụng của một số phức chất có hoạt tính sinh học từ kim loại chuyển tiếp với các amino axit thiết yếu

Trưởng nhóm:ThS. NCS. Nguyễn Thị Thúy Nga

Mục tiêu tổng thể:

Tổng hợp được một số phức chất của Zn, Cu, Fe, Mn,… với một số amino axit thiết yếu trong cơ thể người như Methonine, Lysine, threonine,…

Nghiên cứu cấu trúc và tính chất của các phức chất điều chế được bằng các phương pháp Vật Lý, Hóa Lý và các phương pháp mô phỏng hiện đại như: phổ IR (PTIR), nhiễu xạ tia X (XRD), phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR), phân tích nhiệt, đo độ dẫn điện, phương pháp mô phỏng Rielveld, Gaussian…

Ứng dụng sản phẩm điều chế được bổ xung vào thức ăn cho gia súc, gia cầm để tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm chăn nuôi như tăng trọng lượng và chất lượng thịt, tăng lượng trứng trên mỗi lứa đẻ của gia cầm, tăng lượng sữa và chất lượng sữa của bò, lợn nái…

Mục tiêu cụ thể:

Tìm điều kiện tối ưu tổng hợp các phức chất của Zn, Cu, Fe, Mn, Se… với một số amino axit thiết yếu trong cơ thể người và động vật như: Methonine, Lysin, threonine,…

Bằng các phương pháp đã nêu đưa ra được cấu trúc và tính chất của các phức chất điều chế được

Thử nghiệm khả năng tăng trưởng, lượng sữa tiết ra và chất lượng sữa của bò và lợn nái; khả năng tăng trưởng, số lượng và chất lượng trứng trên gà, ngan, vịt đẻ. Bổ xung sản phẩm vào sữa làm thức ăn thay thế sữa mẹ cho lợn con, bê con… 

 

Nghiên cứu chế tạo vật liệu xúc tác quang hóa trong vùng nhìn thấy trên cơ sở vật liệu titan oxit”

Trưởng nhóm:ThS.NCS. Nguyễn Thị Tuyết Mai

Mục tiêu cụ thể:

Chế tạo vật liệu xúc tác quang hóa TiO2 có bước sóng hoạt hóa trong vùng ánh sáng nhìn thấy bằng phương pháp hóa ướt.

Xây dựng dây chuyền sản xuất thử nghiệm để tổng hợp vật liệu quang xúc tác TiO2 trong vùng bước sóng nhìn thấy.

Ứng dụng vật liệu làm men tự làm sạch cho các sản phẩm sứ vệ sinh và gạch men trong nhà.

 

Hệ điều hành mã nguồn mở hỗ trợ dịch vụ hạ tầng ảo theo nhu cầu

1, Trưởng nhóm: ThS. Huỳnh Thị Thanh Bình 

Mục tiêu cụ thể 

Xây dựng một hệ thống gồm 

-  Về phần mềm:

+ Hệ điều hành HPOS: cung cấp các máy ảo phục vụ tính toán, nền tảng phân tích dữ liệu lớn với Hadoop.

+  Phần mềm trên Mobile: Được kết nối tới hệ thống giúp doanh nghiệp quản lý các ứng dụng của mình tại mọi lúc mọi nơi.

-  Về chuẩn: Áp dụng 02 chuẩn an ninh là: an ninh dữ liệu SAS 70 II, an ninh hệ thống ISO 27001.

+ Về giải pháp: cung cấp các giải pháp giúp xây dựng và triển khai và triển khai ứng dụng trên các hệ thống lớn của doanh nghiệp, trường đại học, trung tâm nghiên cứu hiệu quả nhất.

+  Về triển khai:  Triển khai tại 05 bộ môn tại Viện CNTT và Truyền Thông, trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, Viện khí tượng thủy văn, trung tâm vật liệu tính toán, một số doanh nghiệp…

 

Nghiên cứu và phát triển platform trợ giúp mô phỏng song song các hệ thống đa tác tử trên hệ thống máy tính nhiều vi xử lý

Trưởng nhóm:TS. Phạm Đăng Hải

Mục tiêu

– Tập hợp các giảng viên, sinh viên và học viên cao học tham gia nghiên cứu khoa học

- Công bố 2 bài báo khoa học trong các hội nghi, tạp chí

-  Nghiên cứu và xây dựng platform mô phỏng song song các hệ thống đa tác tử trên các hệ thống máy tính nhiều vi xử lý.

-  Nghiên cứu giải quyết các vấn đề chính yếu trong mô phỏng phân tán đa tác tử: đồng bộ hóa, xung đột cân bằng tải

 

Nghiên cứu, triển khai hệ thống kết nối chia sẻ tri thức, xây dựng uy tín trong cộng đồng trí thức Việt Nam. Hệ thống có tên VNExperts.

Trưởng nhóm: Ths. Lê Quốc

Mục tiêu cụ thể:

Xây dựng hệ thống hỏi và đáp trực tiếp, thông qua việc đánh nhãn câu hỏi, giúp cho việc trả lời đúng trọng tâm, cũng như hỗ trợ tìm kiếm tri thức nhanh chóng, hợp lý.-         Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tính độ uy tín của người dùng trong cộng đồng tri thức. Thông qua đó đưa câu hỏi đến người trả lời phù hợp nhất, giúp thúc đẩy nhanh quá trình trao đổi tri thức (Bài toán có nhiều điểm chung với mô hình tính độ uy tín của trang Web trong mạng Internet mà Google đã thực hiện – PageRank).

Nghiên cứu ứng dụng cách thức lưu trữ phân tán, các thuật toán song song để phục vụ việc phát hiện các “chuyên gia” trong nhiều lĩnh vực thông qua các hoạt động trong cộng đồng tri thức VNExperts. 

 

Xây dựng hệ thống sổ liên lạc điện tử

Trưởng nhóm: TS. Đỗ Phan Thuận

Mục tiêu cụ thể :Xây dựng một hệ thống gồm :ü  Về phần mềm:

Website: giúp gia đình phụ huynh học sinh có thể truy cập để theo dõi tình hình kết quả học tập của con em mình nhanh chóng, tiện lợi, ở mọi lúc mọi nơi.

Phần mềm trên Mobile: là các dịch vụ được cung cấp đến phụ huynh học sinh khi họ có yêu cầu cung cấp thông tin kết quả học tập và các hoạt động của con em mình ở trường lớp

ü  Về giải pháp: cung cấp các giải pháp giúp xây dựng và triển khai hệ thống sổ liên lạc điện tử tại các trường học sao cho hiệu quả nhất. 

 

Xây dựng mạng thông tin địa-xã hội trên cơ sở giải pháp định vị thông minh. 

Trưởng nhóm: TS. Nguyễn Khanh Văn

Mục tiêu cụ thể: Trong giai đoạn đầu (khai phá tiềm năng), xây dựng một công cụ phần mềm định vị thông minh trên máy di động, dự đoán chính xác nơi chốn cụ thể (cửa hàng, địa điểm thăm quan, tòa nhà, cơ sở dịch vụ …) hiện thời của người sử dụng, từ đó xác lập các liên kết với môi trường xung quanh và kết nối hệ thống để khai thác thông tin liên quan, tư vấn về địa điểm và khu vực kế cận. Trên cơ sở xác lập liên kết chính xác, người sử dụng có thể nhanh chóng phát hiên bạn bè hoặc cơ sở dịch vụ có thể tiếp cận (từ đó có thể nhắn tin qua công cụ mạng địa xã hội hoặc gặp gỡ trực tiếp) và khai thác các dịch vụ LBS để lấy tư vấn thông tin địa điểm kết hợp xem bản đồ. Bên cạnh đó, hệ thống phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn thông tin và mức độ riêng tư theo yêu cầu của mỗi người sử dụng. 

 

Nghiên cứu giải mã thông tin trong sóng điện não, ứng dụng xây dựng Hệ thống nhận diện cảm xúc con người.

Trưởng nhóm: Hoàng Anh Việt

Mục tiêu cụ thể:Đề tài hướng tới việc nghiên cứu cụ thể các vấn đề:

-   Các đặc điểm về sóng điện não trong vấn đề về cảm xúc

-  Đánh giá các mô hình cảm xúc khác nhau dựa trên các tiêu chí về miền thời gian, tần số hay FD (Fractal Dimension).

-  Thu thập dữ liệu người dùng với số lượng lớn

-  Xây dựng mô hình nhận dạng phục vụ trực tiếp cho ứng dụng thử nghiệm.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây