Đại học Bách khoa Hà Nội

https://www.hust.edu.vn


Thông tin tuyển sinh đại học chính quy năm 2021 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

I. PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH

1.1. Phương thức xét tuyển tài năng (dự kiến 10 - 20% tổng chỉ tiêu)

1) Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: thí sinh tham dự Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế; thí sinh đạt giải trong các kỳ thi HSG quốc gia (nhất, nhì, ba) các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ, KHKT. 

2) Xét tuyển căn cứ kết quả thi chứng chỉ khảo thí ACT, SAT, A-Level và IELTS đối với thí sinh có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8.0 trở lên, cụ thể như sau:

a)    Xét tuyển vào các ngành / chương trình đào tạo đối với thí sinh có chứng chỉ ACT, SAT, A-level đạt ngưỡng quy định của Trường. Đối với chứng chỉ A-level, các môn học phải phù hợp với ngành dự tuyển;

b)   Xét tuyển vào các ngành/chương trình Ngôn ngữ Anh và Kinh tế quản lý đối với thí sinh có chứng chỉ IELTS (Academic) từ 6.0 trở lên (hoặc tương đương).

3) Xét hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn dành cho thí sinh có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8.0 trở lên và đáp ứng một trong các điều kiện sau: 

a) Thí sinh thuộc hệ chuyên (gồm chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ) của các trường THPT và THPT chuyên trên toàn quốc, các lớp chuyên, hệ chuyên thuộc các Trường đại học, Đại học quốc gia, Đại học vùng;

b) Thí sinh được chọn tham dự Kỳ thi HSG giỏi quốc gia hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba cấp tỉnh/thành phố các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ bậc THPT; 

c) Thí sinh được chọn tham dự cuộc thi KHKT cấp quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức; 

d) Thí sinh tham dự Vòng thi tháng/quý/năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia của Đài Truyền hình Việt Nam.

e) Thí sinh không sử dụng quyền tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

1.2. Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT (dự kiến 50 - 60% tổng chỉ tiêu)

Điều kiện tham gia phương thức xét tuyển này: thí sinh có điểm trung bình 6 học kỳ của mỗi mônhọc ở bậc THPT trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 7.0 trở lên.

a) Điểm xét từng ngành/chương trình đào tạo được xác định theo tổng điểm thi 03 môn thi của một trong các tổ hợp: A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28 và D29 (có tính hệ số môn chính ở một số ngành và điểm cộng ưu tiên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Các tổ hợp A02 (Toán-Lý-Sinh), D26 (Toán-Lý-Đức), D28 (Toán-Lý-Nhật) và D29 (Toán-Lý-Pháp) được sử dụng để xét tuyển vào một số ngành đặc thù của trường. 

b) Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS (Academic) từ 5.0 trở lên hoặc tương đương có thể được quy đổi điểm tiếng Anh thay cho môn thi tiếng Anh ở kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào các ngành/chương trình đào tạo theo tổ hợp A01, D01, D07.

1.3. Xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy (dự kiến 30 - 40% tổng chỉ tiêu)

a)    Kỳ thi được tổ chức sau Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại 03 địa điểm của Miền Bắc. Chỉ tiêu sơ tuyển dự kiến là 10.000 – 12.000. 

b)   Điểm xét từng ngành, chương trình xác định theo điểm tổng của bài thi (thang điểm 30). Các tổ hợp xét tuyển tương ứng là BK1 (Toán - Đọc hiểu – Lý + Hóa), BK2 (Toán - Đọc hiểu – Hóa + Sinh) và BK3 (Toán - Đọc hiểu – Tiếng Anh).  

c) Thí sinh dự thi Bài thi tổ hợp trong 180 phút, gồm 2 phần:

- Phần bắt buộc, gồm Toán (trắc nghiệm, tự luận) và Đọc hiểu (trắc nghiệm), thời lượng dự kiến 120 phút

- Phần tự chọn (trắc nghiệm), thời lượng dự kiến 60 phút, chọn 1 trong 3 phần:

+ Tự chọn 1: Lý – Hóa (tương ứng tổ hợp BK1) đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào cácchương trình có mã xét tuyển sau: BF1x, BF2x, BF-E12x, ED2x, EE1x, EE2x, EE-E18x, EE-E8x, EE-EPx, ET1x, ET-E16x, ET-E4x, ET-E5x, ET-E9x, ET-LUHx, HE1x, IT1x, IT2x, IT-E10x, IT-E15x, IT-E6x, IT-E7x, IT-EPx, ME1x, ME2x, ME-E1x, ME-GUx, ME-LUHx, ME-NUTx, MI1x, MI2x, MS1x, MS-E3x, PH1x, PH2x, PH3x, TE1x, TE2x, TE3x, TE-E2x, TE-EPx, TX1x

+ Tự chọn 2: Hóa – Sinh (tương ứng tổ hợp BK2) đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các chương trình có mã xét tuyển sau: BF1x, BF2x, CH1x, CH2x, CH3x, EV1x, EV2x

+ Tự chọn 3: Tiếng Anh (tương ứng tổ hợp BK3) đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các chương trình có mã xét tuyển sau: BF-E12x, CH-E11x, EE-E18x, EE-E8x, EM1x, EM2x, EM3x, EM4x, EM5x, EM-E13x, EM-E14x, ET-E16x, ET-E4x, ET-E5x, IT-E10x, IT-E15x, IT-E7x, ME-E1x, ME-GUx, MS-E3x, TE-E2x, TROY-BAx, TROY-ITx) 

- Nội dung Bài thi đánh giá tư duy nằm trong chương trình phổ thông với yêu cầu ở các mức độ kiến thức khác nhau, từ thông hiểu đến vận dụng và vận dụng sáng tạo. 

- Phần Toán sẽ bao gồm cả trắc nghiệm khách quan và tự luận

- Phần Đọc hiểu với nội dung chủ yếu liên quan tới khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ sẽ đánh giá kỹ năng đọc nhanh và hiểu đúng, năng lực phân tích, lý giải văn bản, khái quát, tổng hợp, biện luận về logic và suy luận từ văn bản.

d) Sơ tuyển thí sinh đăng ký tham dự Kỳ thi đánh giá tư duy: 

- Xét theo điểm trung bình 6 học kỳ THPT của tổng các môn theo tổ hợp lựa chọn: Toán – Lý – Hóa; Toán – Hóa – Sinh; Toán –  Anh (tương ứng với tự chọn 1, 2, 3), quy về thang điểm 30.

- Nguyên tắc: Xét từ cao xuống thấp cho đến khi đạt số lượng sơ tuyển.

II. ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN, HÌNH THỨC NỘP HỒ SƠ DỰ TUYỂN

2.1 Phương thức xét tuyển tài năng (10 – 20% tổng chỉ tiêu)

2.1.1 Xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ GDĐT

a) Đối tượng, điều kiện dự tuyển

- Học sinh được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) quốc gia được xét tuyển thẳng vào các ngành phù hợp môn thi, cụ thể trong Bảng 1.

- Học sinh trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi KHKT quốc tế hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong Cuộc thi KHKT cấp quốc gia do Bộ GDĐT tổ chức được xét tuyển thẳng vào ngành phù hợp lĩnh vực, nội dung đề tài.

Bảng 1. Các ngành tuyển thẳng theo môn thi HSG

Môn thi

Ngành tuyển thẳng

Toán, Vật lý

Tất cả các ngành ngoại trừ Ngôn ngữ Anh (FL1, FL2)

Hóa học

Nhóm ngành Hoá-Sinh-Thực phẩm-Môi trường, Dệt may-Vật liệu (CH1, CH2, CH3, CH-E11, BF1, BF2, BF-E12, EV1, EV2, TX1, MS1 và MS-E3)

Sinh học

Nhóm ngành Hoá-Sinh-Thực phẩm-Môi trường (CH1, CH2, CH3, CH-E11, BF1, BF2, BF-E12 và EV1, EV2)

Tin học

Nhóm ngành Công nghệ thông tinToán tin (IT1, IT2, IT-E6, 

IT-E7, IT-E10, IT-E15, IT-EP, TROY-IT, MI1, MI2)

Anh văn

Ngành Ngôn ngữ Anh (FL1, FL2)

KHKT

Tất cả các ngành ngoại trừ IT1, IT2, IT-E6, IT-E7, IT-E10, IT-EP, IT-E15

b) Điều kiện trúng tuyển

- Số thí sinh dự tuyển thẳng không vượt quá 10% chỉ tiêu của một ngành (ưu tiên thí sinh đoạt giải cao);

- Thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT.

2.1.2 Xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế 

a) Đối tượng, điều kiện dự tuyển:

- Học sinh có chứng chỉ quốc tế SAT, ACT hoặc kết quả học dự bị đại học theo hình thức A-Level được xét tuyển vào tất cả các ngành; các ngành Ngôn ngữ Anh và Kinh tế - Quản lý có thể sử dụng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS (còn hiệu lực tính đến ngày bắt đầu đăng ký), cụ thể như sau:

Bảng 2. Điều kiện dự tuyển theo các chứng chỉ quốc tế

Mã xét tuyển

A-Level

ACT

(36)

SAT

(1600)

IELTS

Academic

IT1, IT2, IT-E6, IT-E7, 

IT-E10, IT-E15, EE2

PUM range >= 95 (Toán A*)

>= 33

(Toán >= 34)

>= 1460

(Toán >= 770)

 

BF2, EE1, EE-E8, EE-E18, EE-EP, ET1, ET-E4, ET-E5, ET-E9, ET-E16, IT-EP, ME1, ME-E1, MI1, MI2, TE1, TE-E2

PUM range >= 90 (Toán A)

>= 31

(Toán >= 32)

>= 1400

(Toán >= 750)

 

BF1, BF-E12, CH1, CH2, CH3, CH-E11, ED2, EV1, EV2, EM1, EM2, EM3, EM4, EM5, EM-E13, EM-E14, HE1, MS1, MS-E3, PH1, PH2, PH3, ME2, TE2, TE3, TE-EP, TX1, FL1, FL2

PUM range >= 80 (Toán A)

 

FL1, FL2: tiếng Anh A*

>= 29

(Toán >= 30)

>= 1340

(Toán >= 700)

 

ET-LUH, ME-NUT, ME-GU, ME-LUH, TROY-BA, TROY-IT

PUM range >=70 (Toán B)

>= 25

(Toán >= 26)

>= 1270

(Toán >= 640)

 

FL1, FL2, EM1, EM2, EM3, EM4, EM5, EM-E13, EM-E14

 

 

 

>= 6.0

- Điều kiện dự tuyển: điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và 12 đạt từ 8,0 trở lên (riêng đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2021, lớp 12 chỉ tính học kỳ 1). Đối với chứng chỉ A-Level, các môn học phải phù hợp với ngành dự tuyển.

b) Điều kiện trúng tuyển

- Thí sinh có thứ tự xếp hạng nằm trong chỉ tiêu theo phương thức xét tuyển cho một ngành (không quá 10% chỉ tiêu của ngành).

- Thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT.

2.1.3. Xét hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn

a) Đối tượng, điều kiện dự tuyển: Học sinh có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt từ 8,0 trở lên (riêng đối với năm 2020, lớp 12 chỉ tính học kỳ 1) và thuộc một trong các diện sau đây:

- Được chọn tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh/thành phố các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin, Ngoại ngữ (lớp 10, 11, 12);

- Được chọn tham dự Cuộc thi KHKT quốc gia do Bộ GDĐT tổ chức;

- Thí sinh thuộc hệ chuyên (gồm chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ) của các trường THPT và THPT chuyên trên toàn quốc, các lớp chuyên, hệ chuyên thuộc các Trường đại học, Đại học quốc gia, Đại học vùng;

- Được chọn tham dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia vòng thi tháng, quý, năm; 

- Được tuyển thẳng nhưng không dự tuyển hoặc không trúng tuyển vào các ngành theo quy định tại phần II, mục 1.1.1.

b) Tiêu chí xét tuyển: chấm điểm hồ sơ, thang điểm 100

- Điều kiện cần:

+ Bài viết tự đánh giá, giới thiệu bản thân (theo hướng dẫn của Trường)
+ Hai thư giới thiệu của các thầy, cô giảng dạy

- Tiêu chí 1 (tỉ trọng 40%): Kết quả học tập phổ thông, dựa trên:

+ Điểm trung bình (6 học kỳ) các môn học phổ thông trung học theo tổ hợp phù hợp với ngành đăng ký (đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2021, lớp 12 chỉ tính học kỳ 1); 

- Tiêu chí 2 (tỉ trọng 40%): Thành tích học tập phổ thông, dựa trên:

+ Giải thi HSG, minh chứng tham gia đội tuyển cấp tỉnh/thành phố trở lên;

+ Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (IELTS hoặc tương đương).

- Tiêu chí 3 (tỉ trọng 20%): Điểm đánh giá của Hội đồng phỏng vấn 

- Tiêu chí 4 (cộng điểm, tối đa 10 điểm)

+ Thành tích, năng khiếu khác (giải cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, các cuộc thi KHKT, STEM, STEAM, văn hóa-văn nghệ, thể dục-thể thao…).

+ Chọn ngành phù hợp với hồ sơ năng lực

c) Điều kiện trúng tuyển

- Thí sinh có thứ tự xếp hạng nằm trong chỉ tiêu theo phương thức xét tuyển cho một ngành (không quá 20% chỉ tiêu của ngành);

- Thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT.

2.1.4. Đăng ký và nộp hồ sơ dự tuyển

a) Đối với cả 3 phương thức (2.1.1), (2.1.2) và (2.1.3), thí sinh đăng ký và nộp hồ sơ trực tuyến trên trang tuyển sinh của Trường ĐHBK Hà Nội tại địa chỉ http://ts.hust.edu.vn từ ngày 20/3/2021 đến hết ngày 18/4/2021. Thí sinh sẽ được hướng dẫn để gửi bản chính các hồ sơ, minh chứng cần thiết.Thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng theo phương thức (2.1.1) phải thực hiện thêm thủ tục đăng ký theo quy định của Bộ GDĐT (nộp hồ sơ qua Sở GDĐT).

b) Đối với phương thức (2.1.1) và (2.1.2), mỗi thí sinh được đăng ký nguyện vọng vào tối đa 3 ngành, chương trình đào tạo. Các nguyện vọng của thí sinh sẽ được xét lần lượt theo thứ tự ưu tiên.Đối với phương thức (2.1.3) mỗi thí sinh được đăng ký 01 nguyện vọng.

c) Thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức (2.1.3) sẽ tham gia phỏng vấn trong thời gian được Nhà trường thông báo. Hình thức phỏng vấn: trực tiếp (tại Trường) hoặc online.

2.1.5 Thông báo kết quả và xác nhận nhập học

a) Kết quả xét tuyển tài năng sẽ được công bố trong tháng 6/2021

Thí sinh trúng tuyển nguyện cần làm thủ tục xác nhận nhập học theo thời hạn được Nhà trường quy định.

Riêng đối với thí sinh diện xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GDĐT, kết quả xét tuyển và thời gian xác nhận nhập học theo lịch do Bộ GDĐT công bố.

b) Sau khi có kết quả xét tốt nghiệp THPT, thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển sẽ nhận được Giấy báo trúng tuyển và đề nghị xác nhận nhập học chính thức. Trong thời gian quy định, thí sinh không thực hiện đầy đủ thủ tục xác nhận nhập học sẽ bị loại ra khỏi danh sách trúng tuyển.

2.2. Phương thức xét tuyển theo điểm thi (80 - 90% tổng chỉ tiêu) 

2.2.1 Đối tượng, điều kiện dự tuyển

- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đáp ứng các yêu cầu theo quy định chung của Bộ GDĐT; 

- Điểm trung bình chung 6 học kỳ mỗi môn học THPT trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 7,0 trở lên.

2.2.2 Phương thức xét tuyển

2.2.2.1 Xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT (50-60% tổng chỉ tiêu) 

- Điểm xét từng ngành, chương trình đào tạo xác định theo tổng điểm thi 3 môn thi của các tổ hợp A00, A01, B00, D01, D07, D26, D28 và D29 (Bảng 5), có tính hệ số môn chính ở một số ngành và điểm cộng ưu tiên;

- Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS (Academic) hoặc tương đương có thể được quy đổi điểm thay cho điểm thi môn tiếng Anh để xét tuyển vào các ngành/chương trình theo tổ hợp A01, D07, D01 (Bảng 7, Bảng 8);

- Ngưỡng điểm nhận hồ sơ ĐKXT sẽ được Nhà trường công bố sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT. 

2.2.2.2. Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy (30-40% tổng chỉ tiêu), không áp dụng cho ngành Ngôn ngữ Anh.

- Kỳ thi đánh giá tư duy được tổ chức sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

- Điểm xét từng ngành, chương trình xác định theo điểm tổng của bài thi (thang điểm 30). Cáctổ hợp xét tuyển tương ứng là BK1 (Toán - Đọc hiểu – Lý + Hóa), BK2 (Toán - Đọc hiểu – Hóa + Sinh) và BK3 (Toán - Đọc hiểu – Tiếng Anh) được quy định cụ thể cho các ngành trong Bảng 5.  

- Điều kiện tham gia phương thức xét tuyển này: thí sinh có điểm trung bình 6 học kỳ của mỗi môn học ở bậc THPT tương ứng với  tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 7.0 trở lên: Tổ hợp BK1, xét điểm Toán – Lý – Hóa; tổ hợp BK2 xét điểm Toán – Hóa – Sinh; tổ hợp BK3 xét điểm Toán –  Anh và quy về thang điểm 30.

2.3 Đăng ký và nộp hồ sơ dự tuyển

a) Thí sinh đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng vào các ngành, chương trình tại trường THPT hoặc tại các điểm đăng ký của sở GDĐT, hoặc theo phương thức trực tuyến theo quy định chung của Bộ GDĐT (cho cả hai phương thức). 

b) Thí sinh muốn tham dự kỳ thi đánh giá tư duy để được xét tuyển theo phương thức 2.2.2.2 cần đăng ký và nộp hồ sơ trực tuyến trên trang tuyển sinh của Trường ĐHBK Hà Nội tại địa chỉ http://ts.hust.edu.vn (mục Tuyển sinh đại học ® Đăng ký Online) hoặc theo link đăng ký: dangkytuyensinh.hust.edu.vn từ ngày 20/4/2021 đến hết ngày 18/5/2021.

c) Sơ tuyển thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi đánh giá tư duy: chỉ tiêu sơ tuyển dự kiến 10.000– 12.000. Những thí sinh đạt yêu cầu sơ tuyển sẽ nhận được thông báo dự thi. Dự kiến kết quả sơ tuyển sẽ được công bố trước khi diễn ra kỳ thi ít nhất 20 ngày.

2.4 Nguyên tắc xét tuyển

- Xét tuyển theo quy định của Bộ GDĐT và văn bản thống nhất trong nhóm trường tuyển sinh.Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2021 và xét tuyển theo điểm bài thi đánh giá tư duy trong cùng đợt, sử dụng cơ sở dữ liệu chung. Thí sinh trúng tuyển nguyện vọng trước sẽ không được xét tiếp nguyện vọng sau.

- Đối với từng phương thức xét tuyển, điểm trúng tuyển của các tổ hợp là như nhau. Tuy nhiên, điểm trúng tuyển giữa phương thức xét điểm tốt nghiệp THPT với phương thức xét theo điểm bài thi đánh giá tư duy sẽ khác nhau do mỗi phương thức có chỉ tiêu riêng và thang điểm khác nhau.

- Điều kiện phụ khi xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT: Trong trường hợp số thí sinh đạt ngưỡng điểm trúng tuyển vượt quá chỉ tiêu ngành, các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách sẽ được xét trúng tuyển theo điều kiện phụ sau đây: Tổng điểm ba môn thuộc tổ hợp môn xét tuyển (không nhân hệ số, không làm tròn); nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn. 

- Điều kiện phụ khi xét tuyển theo điểm bài thi đánh giá tư duy: điều kiện phụ được xét lần lượt là điểm phần thi toán; thứ tự nguyện vọng.

2.5 Chính sách ưu tiên

a) Ưu tiên vùng, miền, đối tượng chính sách được thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT, áp dụng cho các phương thức tuyển sinh của Trường.

b) Thí sinh không sử dụng quyền được tuyển thẳng sẽ được ưu tiên khi xét tuyển tài năng theo hình thức xét hồ sơ năng lực và phỏng vấn (nếu đăng ký). 

2.6 Lệ phí xét tuyển/thi tuyển

- Đối với phương thức xét tuyển tài năng, lệ phí đối với thí sinh tham gia vòng phỏng vấn là 150.000 đồng.

- Đối với thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi đánh giá tư duy, thí sinh đạt sơ tuyển nộp lệ phí 250.000 đồng.

- Lệ phí xác minh chứng chỉ IELTS hoặc tương đương: 50.000 đồng.

2.7 Thông tin về Kỳ thi đánh giá tư duy 

a) Kỳ thi được tổ chức sau Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại 03 địa điểm Hà Nội (Trường ĐHBK Hà Nội), Nghệ An (Đại học Vinh) và Hải Phòng (Trường ĐH Hàng Hải)

b) Dự kiến ngày thi 15/7/2021. 

c) Nội dung Bài thi tổ hợp, thời lượng 180 phút, gồm 2 phần:

- Phần bắt buộc, gồm Toán (trắc nghiệm, tự luận) và Đọc hiểu (trắc nghiệm), thời lượng dự kiến 120 phút

- Phần tự chọn (trắc nghiệm), thời lượng dự kiến 60 phút, chọn 1 trong 3 phần:

+ Tự chọn 1: Lý – Hóa đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành lấy tổ hợp BK1;

+ Tự chọn 2: Hóa – Sinh đối với thí sinh đăng ký xét tuyển nhóm ngành lấy tổ hợp BK2;

+ Tự chọn 3: Tiếng Anh đối với thí sinh đăng ký xét tuyển các ngành lấy tổ hợp BK3.

d) Nội dung Bài thi đánh giá tư duy nằm trong chương trình phổ thông với yêu cầu ở các mức độ kiến thức khác nhau, từ thông hiểu đến vận dụng và vận dụng sáng tạo. 

- Phần Toán sẽ bao gồm cả trắc nghiệm khách quan và tự luận;

- Phần Đọc hiểu với nội dung chủ yếu liên quan tới khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, đánh giá kỹ năng đọc nhanh và hiểu đúng, năng lực phân tích, lý giải văn bản, khái quát, tổng hợp, biện luận về logic và suy luận từ văn bản;

- Phần tự chọn theo hình thức trắc nghiệm khách quan.

e) Sơ tuyển thí sinh đăng ký tham dự Kỳ thi đánh giá tư duy: 

- Xét theo điểm trung bình 6 học kỳ THPT của tổng các môn theo tổ hợp lựa chọn: Toán – Lý – Hóa; Toán – Hóa – Sinh; Toán –  Anh (tương ứng với tự chọn 1, 2, 3), quy về thang điểm 30. Thí sinh thí sinh tốt nghiệp năm 2021, lớp 12 chỉ tính học kỳ 1.

- Nguyên tắc: Xét từ cao xuống thấp cho đến khi đạt số lượng sơ tuyển;

- Chỉ tiêu sơ tuyển dự kiến là 10.000 – 12.000.

III. CÁC NGÀNH/CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, MÃ XÉT TUYỂN VÀ CHỈ TIÊU DỰ KIẾN NĂM 2021

3.1.    Danh sách chương trình đào tạo và mã xét tuyển năm 2021

Bảng 3 - Ngành/chương trình đào tạo, mã xét tuyển (xếp theo nhóm ngành)

TT

Tên ngành/ chương trình đào tạo

Xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2021

Xét điểm thi đánh giá tư duy 2021

Ghi chú

Mã xét tuyển

Mã xét tuyển

Nhóm ngành Kỹ thuật cơ khí, Cơ khí động lực, Hàng không, Chế tạo máy

1

Kỹ thuật Cơ điện tử

ME1

ME1x

 

2

Kỹ thuật Cơ điện tử (CT Tiên tiến)

ME-E1

ME-E1x

 

3

Kỹ thuật Cơ khí

ME2

ME2x

 

4

Cơ điện tử - ĐH CN Nagaoka Nhật Bản 

(CT Đào tạo Quốc tế)

ME-NUT

ME-NUTx

 

5

Cơ khí - Chế tạo máy - ĐH Griffith Úc

(CT Đào tạo Quốc tế)

ME-GU

ME-GUx

 

6

Cơ điện tử - ĐH Leibniz Hannover CHLB Đức

(CT Đào tạo Quốc tế)

ME-LUH

ME-LUHx

 

7

Kỹ thuật Ô tô

TE1

TE1x

 

8

Kỹ thuật Ô tô (CT Tiên tiến)

TE-E2

TE-E2x

 

9

Kỹ thuật Cơ khí động lực

TE2

TE2x

 

10

Kỹ thuật Hàng không

TE3

TE3x

 

11

Cơ khí Hàng không (CT Việt - Pháp PFIEV)

TE-EP

TE-EPx

 

Nhóm ngành Kỹ thuật Điện, Điện tử

1

Kỹ thuật Điện

EE1

EE1x

 

2

Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hoá

EE2

EE2x

 

3

Kỹ thuật Điều khiển - Tự động hoá (CT Tiên tiến)

EE-E8

EE-E8x

 

4

Hệ thống điện và Năng lượng tái tạo (CT Tiên tiến)

EE-E18

EE-E18x

Mới

5

Tin học công nghiệp và Tự động hóa

(CT Việt - Pháp PFIEV)

EE-EP

EE-EPx

 

6

Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông

ET1

ET1x

 

7

Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông (CT Tiên tiến)

ET-E4

ET-E4x

 

8

Kỹ thuật Y sinh (CT Tiên tiến)

ET-E5

ET-E5x

 

9

Hệ thống nhúng thông minh và IoT (CT Tiên tiến)

ET-E9

ET-E9x

 

10

Truyền thông số và Kỹ thuật đa phương tiện (CT Tiên tiến)

ET-E16

ET-E16x

Mới

11

Điên tử - Viễn thông

ĐH Leibniz Hannover CHLB Đức

(CT Đào tạo Quốc tế)

ET-LUH

ET-LUHx

 

Nhóm ngành Công nghệ thông tin, Toán tin

1

CNTT: Khoa học Máy tính

IT1

IT1x

 

2

CNTT: Kỹ thuật Máy tính

IT2

IT2x

 

3

Công nghệ thông tin (Việt - Pháp)

IT-EP

IT-EPx

 

4

Công nghệ thông tin (Việt - Nhật)

IT-E6

IT-E6x

 

5

Công nghệ thông tin (Global ICT)

IT-E7

IT-E7x

 

6

Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo 

(CT Tiên tiến)

IT-E10

IT-E10x

 

7

An toàn không gian số - Cyber security (CT Tiên tiến)

IT-E15

IT-E15x

Mới

8

Khoa học máy tính - ĐH Troy Hoa Kỳ

(CT Đào tạo Quốc tế)

TROY-IT

TROY-ITx

 

9

Toán - Tin

MI1

MI1x

 

10

Hệ thống thông tin quản lý

MI2

MI2x

 

Nhóm ngành Kỹ thuật Hoá học, Thực phẩm, Sinh học, Môi trường

1

Kỹ thuật Hoá học

CH1

CH1x

 

2

Hoá học

CH2

CH2x

 

3

Kỹ thuật in

CH3

CH3x

 

4

Kỹ thuật Hoá dược (CT Tiên tiến)

CH-E11

CH-E11x

 

5

Kỹ thuật Sinh học

BF1

BF1x

 

6

Kỹ thuật Thực phẩm

BF2

BF2x

 

7

Kỹ thuật Thực phẩm (CT Tiên tiến)

BF-E12

BF-E12x

 

8

Kỹ thuật Môi trường

EV1

EV1x

 

9

Quản lý tài nguyên và môi trường

EV2

EV2x

Mới

Nhóm ngành Kỹ thuật Vật liệu, Kỹ thuật Nhiệt, Vật lý Kỹ thuật, Kỹ thuật Dệt - May

1

Kỹ thuật Vật liệu

MS1

MS1x

 

2

KHKT Vật liệu (CT Tiên tiến)

MS-E3

MS-E3x

 

3

Kỹ thuật Nhiệt

HE1

HE1x

 

4

Kỹ thuật Dệt - May

TX1

TX1x

 

5

Vật lỹ Kỹ thuật

PH1

PH1x

 

6

Kỹ thuật Hạt nhân

PH2

PH2x

 

7

Vật lý y khoa

PH3

PH3x

Mới

Nhóm ngành Công nghệ giáo dục, Kinh tế - Quản lý, Ngôn ngữ Anh

1

Công nghệ giáo dục

ED2

ED2x

 

2

Kinh tế công nghiệp

EM1

EM1x

 

3

Quản lý công nghiệp

EM2

EM2x

 

4

Quản trị kinh doanh

EM3

EM3x

 

5

Kế toán

EM4

EM4x

 

6

Tài chính - Ngân hàng

EM5

EM5x

 

7

Phân tích kinh doanh (CT Tiên tiến)

EM-E13

EM-E13x

 

8

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng 

(CT Tiên tiến)

EM-E14

EM-E14x

 

9

Quản trị kinh doanh - ĐH Troy Hoa Kỳ

(CT Đào tạo Quốc tế)

TROY-BA

TROY-BAx

 

10

Tiếng Anh KHKT và Công nghệ

FL1

 

 

11

Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế

FL2

 

 

Bảng 4 - Các chương trình đào tạo tài năng 

(Tổ chức thi/xét tuyển sau khi nhập học)

1

Kỹ thuật Cơ điện tử  (Hệ thống Cơ điện tử thông minh và Rôbốt)

2

Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông

3

Điều khiển và Tự động hoá thông minh

4

Khoa học Máy tính

5

Toán - Tin

6

Vật lý kỹ thuật (Công nghệ Nano và Quang điện tử)

7

Kỹ thuật Hoá học

3.2. Các ngành/chương trình đào tạo, tổ hợp xét tuyển và chỉ tiêu dự kiến

Bảng 5 – Thông tin về mã xét tuyển, tổ hợp xét tuyển, chỉ tiêu dự kiến: XEM TẠI ĐÂY

Ghi chú: 

1. Môn chính ở Các tổ hợp xét tuyển 

- Các tổ hợp A00, A01, A02, B00, D07, D26, D28, D29 có môn Toán là môn chính đối với một số ngành/CTĐT, ghi trong ngoặc đơn. 

Ví dụ: A00 (Toán) có nghĩa là xét theo tổ hợp A00 với Toán là môn chính.

2. Các chương trình ELITECH có mã xét tuyển ký hiệu  XX-E# (ví dụ ME-E1, TE-E2...).

3. Các chương trình đào tạo quốc tế có có mã xét tuyển ký hiệu  XX-ABC, trong đó XX là viết tắt đơn vị đào tạo quản lý, ABC là ký hiệu cho trường đối tác.

Ví dụ: ET-LUH là chương trình đào tạo quốc tế Điện tử viễn thông, đối tác là trường Đại học Leibniz Hannover – CHLB Đức, do Viện Điện tử viễn thông quản lý.

Bảng 6. Mã tổ hợp xét tuyển

- Mã tổ hợp xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT

Tổ hp

Các môn/bài thi trong tổ hợp

A00

Toán, Vật lý, Hóa học

A01

Toán, Vật lý, Tiếng Anh

A02

Toán, Vật lý, Sinh học

B00

Toán, Hóa học, Sinh học

D01

Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

D07

Toán, Hóa học, Tiếng Anh

D26

Toán, Vật lý, Tiếng Đức

D28

Toán, Vật lý, Tiếng Nhật

D29

Toán, Vật lý, Tiếng Pháp

- Mã tổ hợp xét tuyển theo kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy

Tổ hp

Các phần thi trong bài thi

BK1

Toán, Đọc hiểu, Tự chọn Vật lý + Hóa học

BK2

Toán, Đọc hiểu, Tự chọn Hóa học + Sinh học

BK3

Toán, Đọc hiểu, Tự chọn tiếng Anh

Bảng 7. Quy đổi chứng chỉ IELTS (Academic) sang điểm tiếng Anh 

IELTS

5.0

5.5

6.0

>= 6.5

Điểm quy đổi

8,50

9,00

9,50

10,00

Bảng 8. Đối sánh các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương

IELTS  (Academic)

TOEFL iBT

PTE (Academic)

Cambridge English

Scale

APTIS

General

Advanced

5.0

35-45

36

154

135

110

5.5

46-59

42

162

151

126

6.0

60-78

50

169

160

153

6.5

79-93

58

176

170

160

7.0

94-101

65

185

180

165

7.5

102-109

73

191

190

170

8.0

110-114

79

200

 

178

8.5

115-117

83

205

 

185

9.0

118-120

87

209

 

200

IV. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ BẰNG CẤP

4.1. Mô hình và chương trình đào tạo

Từ khóa tuyển sinh năm 2020 (K65), các chương trình đào tạo của Trường ĐHBK Hà Nội được thiết kế theo 3 mô hình như sau:

a) Chương trình Cử nhân (4 năm), người tốt nghiệp được cấp bằng Cử nhân (đại học);

b) Chương trình tích hợp Cử nhân-Kỹ sư (5 đến 5,5 năm), người tốt nghiệp được cấp bằng Cử nhân (đại học) và bằng Kỹ sư (sau đại học);

c) Chương trình tích hợp Cử nhân-Thạc sĩ (5,5 năm), người tốt nghiệp được cấp bằng Cử nhân (đại học) và bằng Thạc sĩ (sau đại học).

Sinh viên có thể quyết định lựa chọn và đăng ký chương trình phù hợp vào cuối năm thứ 3, tùy theo điều kiện cho phép.

4.2. Các chương trình ELITECH

Chương trình tiên tiến (CTTT), Chương trình đào tạo tài năng và Chương trình Việt - Pháp PFIEV tại Trường ĐHBK Hà Nội (gọi chung là các chương trình ELITECH) được thiết kế dành cho các sinh viên ưu tú với mong muốn trở thành các chuyên gia giỏi, những nhà quản lý xuất sắc trong các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ cốt lõi của thời đại Công nghiệp 4.0. Các chương trình ELITECH cung cấp các điều kiện học tập tốt nhất cho sinh viên, cụ thể như sau:

- Đào tạo các ngành mũi nhọn gắn với nhu cầu thị trường toàn cầu, hợp tác chặt chẽ với các trường đại học đối tác quốc tế và các tập đoàn doanh nghiệp;

- Chương trình đào tạo tích hợp Cử nhân-Thạc sĩ (trừ một số chương trình đào tạo tích hợp Cử nhân-Kỹ sư), chú trọng đào tạo chuyên gia nghiên cứu và phát triển hoặc các nhà quản lý công nghệ;

- Quy mô lớp học nhỏ với đội ngũ giảng viên giỏi, sinh viên được tăng cường học trải nghiệm và được khuyến khích tham gia các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo và khởi nghiệp;

- Sinh viên được học chuyên môn bằng tiếng Anh, hoặc được học tăng cường một ngoại ngữ (Anh, Pháp hoặc Nhật).

Thí sinh đăng ký dự tuyển vào các chương trình tiên tiến, chương trình Việt - Pháp theo tất cả phương thức xét tuyển của Trường. Đối với các chương trình tiên tiến được giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh, thí sinh trúng tuyển sẽ được kiểm tra phân loại trình độ tiếng Anh (các em có chứng chỉ quốc tế được miễn kiểm tra). Sinh viên đạt trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 5.5 sẽ được học ngay các lớp chuyên môn bằng tiếng Anh. Nếu không đạt điều kiện này, sinh viên sẽ được bố trí theo chương trình học chuyên môn bằng tiếng Việt đồng thời học tăng cường tiếng Anh đến khi đủ trình độ học chuyên môn bằng tiếng Anh.

Riêng đối với các chương trình đào tạo tài năng, Nhà trường tổ chức thi tuyển chọn sau khi thí sinh trúng tuyển và nhập học vào trường; điều kiện dự tuyển và đề thi minh họa sẽ được đăng tải trên website của trường.

Bảng 9. Các chương trình tiên tiến

TT

Tên chương trình

Mã xét tuyển

Ngôn ngữ 

giảng dạy

1

Kỹ thuật Cơ điện tử

ME-E1, ME-E1x

Tiếng Anh

2

Kỹ thuật Ô tô

TE-E2, TE-E2x

Tiếng Anh

3

Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu

MS-E3, MS-E3x

Tiếng Anh

4

Kỹ thuật Điều khiển-Tự động hóa 

EE-E8, EE-E8x

Tiếng Anh

5

Hệ thống điện và năng lượng tái tạo

EE-E18, EE-E18x

Tiếng Anh

6

Kỹ thuật Điện tử-Viễn thông

ET-E4, ET-E4x

Tiếng Anh

7

Kỹ thuật Y sinh

ET-E5, ET-E5x

Tiếng Anh

8

Hệ thống nhúng thông minh và IoT

ET-E9, ET-E9x

Tiếng Việt (tăng cường tiếng Nhật)

9

Truyền thông số và Kỹ thuật đa phương tiện

ET-E16, ET-E16x

Tiếng Anh

10

Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo

IT-E10, IT-E10x

Tiếng Anh

11

Công nghệ thông tin (Việt-Nhật)

IT-E6, IT-E6x

Tiếng Việt (tăng cường tiếng Nhật)

12

Công nghệ thông tin (Global ICT)

IT-E7, IT-E7x

Tiếng Anh

13

Công nghệ thông tin (Việt-Pháp)

IT-EP, IT-EPx

Tiếng Việt (tăng cường tiếng Pháp)

14

An toàn không gian số - Cyber security

IT-E15, IT-E15x

Tiếng Anh

15

Kỹ thuật Hóa dược 

CH-E11, CH-E11x

Tiếng Anh

16

Kỹ thuật Thực phẩm

BF-E12, BF-E12x

Tiếng Anh

17

Phân tích Kinh doanh

EM-E13, EM-E13x

Tiếng Anh

18

Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng

EM-E14, EM-E14x

Tiếng Anh

 

Bảng 10. Các chương trình Việt-Pháp PFIEV

TT

Tên chương trình

Mã xét tuyển

Ngôn ngữ giảng dạy

1

Tin học Công nghiệp và Tự động hóa

EE-EP, EE-EPx

Tiếng Việt (tăng cường tiếng Pháp)

2

Cơ khí Hàng không

TE-EP, TE-EPx

Bảng 11. Các chương trình đào tạo tài năng

TT

Tên chương trình

Ngôn ngữ giảng dạy

1

Kỹ thuật Cơ điện tử 

(Hệ thống Cơ điện tử thông minh và Rôbốt) 

Tiếng Việt (tăng cường tiếng Anh)

2

Kỹ thuật Điện tử-Viễn thông

3

Kỹ thuật Điều khiển-Tự động hóa

4

Khoa học máy tính

5

Toán tin

6

Kỹ thuật Hóa học

7

Vật lý kỹ thuật (Công nghệ nano và Quang điện tử)

4.3. Các chương trình đào tạo quốc tế

Trường ĐHBK Hà Nội là một trong những cơ sở giáo dục đại học hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực liên kết đào tạo quốc tế. Trường đã và đang triển khai các chương trình liên kết đào tạo bậc đại học với các trường đại học uy tín trên thế giới từ CHLB Đức, Hoa Kỳ, LB Nga, Nhật Bản, Anh, Niu-Di-Lân, CH Pháp, Úc,  đào tạo các chuyên ngành Kỹ thuật Cơ điện tử, Cơ khí - Chế tạo máy, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông, Khoa học Máy tính, Hệ thống thông tin, Quản trị kinh doanh, Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng.

Sinh viên có thể lựa chọn theo học các chương trình hợp tác đào tạo do trường đại học đối tác cấp bằng hoặc do Trường ĐHBK Hà Nội cấp bằng (tùy thuộc vào hình thức đào tạo toàn phần hoặc bán phần tại trường ĐHBK Hà Nội). Riêng hai chương trình liên kết với ĐH Troy, sinh viên có thể lựa chọn học toàn thời gian tại ĐHBK Hà Nội hoặc sang học tại ĐH Troy, bằng tốt nghiệp sẽ do trường đối tác cấp.

Chương trình đào tạo quốc tế đươc xây dựng với mục tiêu đào tạo ra những sinh viên có kiến thức nền tảng vững chắc, có kỹ năng mềm tốt, giỏi ngoại ngữ, đáp ứng và có thể phát huy được trong môi trường hội nhập và cạnh tranh toàn cầu. 

Học tập tại các chương trình đào tạo quốc tế, sinh viên sẽ được trải nghiệm môi trường học tập năng động với các chương trình đào tạo luôn được cập nhật, đánh giá kiểm định, hệ thống cơ sở vật chất hiện đại với các phòng học đa chức năng, được tiếp xúc và giao lưu thường xuyên với các sinh viên quốc tế và đặc biệt có cơ hội thực tập tại các công ty nước ngoài, cơ hội học chuyển tiếp tại tường đối tác.

Bảng 12. Các chương trình đào tạo quốc tế

TT

Tên chương trình

Mã xét tuyển

Ngôn ngữ giảng dạy

Lộ trình học tập

Giai đoạn 1

(ĐHBK)

Giai đoạn 2

ĐHBK

Trường đối tác

1

Cơ điện tử - hợp tác với ĐHCN Nagaoka (Nhật Bản)

ME-NUT, ME-NUTx

Tiếng Việt, tiếng Nhật

5 HK

5 HK

4 HK

2

Cơ khí-Chế tạo máy - hợp tác với ĐH Griffith (Úc)

ME-GU, ME-GUx

Tiếng Việt, tiếng Anh

4 HK

6 HK

4 HK

3

Cơ điện tử - hợp tác với ĐH Leibniz Hannover (Đức)

ME-LUH,

ME-LUHx

Tiếng Việt, tiếng Đức

6 HK

4 HK

4 HK

(ThS)

4

Điện tử - Viễn thông - hợp tác với ĐH Leibniz Hannover (Đức)

ET-LUH, ET-LUHx

Tiếng Việt, tiếng Đức

8 HK

2 HK

4 HK

(ThS)

5

Quản trị Kinh doanh - hợp tác với ĐH Troy (Hoa Kỳ)

TROY-BA

Tiếng Anh

3 HK

7 HK

6

Khoa học Máy tính - hợp tác với ĐH Troy 

(Hoa Kỳ)

TROY-IT

Tiếng Anh

3 HK

7 HK

Thí sinh đăng ký dự tuyển vào các chương trình đào tạo quốc tế theo tất cả phương thức xét tuyển của Trường với điều kiện dự tuyển tương ứng. Đối với các chương trình được giảng dạy toàn phần hoặc một phần bằng tiếng Anh, thí sinh trúng tuyển cần phải có trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 4.5 trở lên. Nếu không đạt điều kiện này, sinh viên sẽ được bố trí học tăng cường tiếng Anh sau khi nhập học.

4.4. Chương trình song bằng tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế

Chương trình tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế (mã xét tuyển FL2) là chương trình đào tạo song bằng hợp tác với ĐH Plymouth Marjon (Anh Quốc). Tốt nghiệp chương trình này sinh viên sẽ được nhận 2 bằng cử nhân do trường ĐHBK Hà Nội và ĐH Plymouth Marjon trao. 

Chương trình đào tạo được hai bên phối hợp xây dựng và được trường ĐH Plymouth kiểm soát chất lượng chặt chẽ. Các hoạt động kiểm tra, đánh giá cũng được ĐH Plymouth kiểm soát theo quy trình tiêu chuẩn của Vương quốc Anh.

Ngoài những quyền lợi như các sinh viên khác, sinh viên chương trình Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế còn được cung cấp một số dịch vụ từ phía trường đối tác như quyền truy cập cơ sở học liệu điện tử, hệ thống quản lý học tập Learning Space. 

4.5. Chuyển ngành học

Sau năm học đầu tiên, trường ĐHBK Hà Nội sẽ tạo điều kiện cho các em sinh viên được chuyển ngành học hoặc chương trình đào tạo khác nếu các em thấy không phù hợp với ngành học hiện tại. Để được xem xét chuyển ngành học, sinh viên cần có điểm xét tuyển trong kỳ tuyển sinh đại học cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển (cùng tổ hợp môn xét tuyển) của ngành/chương trình muốn chuyển sang học và một số điều kiện khác theo Quy chế đào tạo của Trường.

V.  HỌC PHÍ VÀ HỌC BỔNG

5.1. Học phí

a) Mức học phí đối với sinh viên đại học chính quy của Trường ĐHBK Hà Nội được xác định theo từng khóa, ngành/chương trình đào tạo căn cứ chi phí đào tạo, tuân thủ quy định củaNhà nước. Đối với khóa nhập học năm 2021 (K66), học phí của năm học 2020-2021 như sau:

- Các chương trình chuẩn: 22 đến 28 triệu đồng/năm học (tùy theo từng ngành);

- Các chương trình ELITECH: 40 đến 45 triệu đồng/năm học, riêng các chương trình Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (IT-E10, IT-E10x), Công nghệ thông tin Việt – Pháp (IT-EP, IT-EPx), An toàn không gian số (IT-E15, IT-E15x) và Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (EM-E14, EM-E14x) có học phí 50 – 60 triệu đồng/năm học;

- Chương trình song bằng Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế (FL2): 42 - 45 triệu đồng/năm học (đã bao gồm phí ghi danh);

- Các chương trình đào tạo quốc tế: 25 đến 30 triệu đồng/học kỳ (riêng chương trình TROY-BA và TROY-IT một năm học có 3 học kỳ);

b) Mức học phí có thể được điều chỉnh cho các năm học sau, nhưng không tăng quá 8% mỗi năm.

5.2. Học bổng

5.2.1 Học bổng khuyến khích học tập (KKHT)

Trường ĐHBK Hà Nội dành khoảng 50-60 tỷ đồng làm quỹ học bổng KKHT cho những sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện tốt. Học bổng được xét theo học kỳ và có 3 mức:

- Học bổng loại khá (loại C): Tương đương với mức học phí sinh viên phải đóng;

- Học bổng loại giỏi (loại B): Bằng 1,2 lần học bổng loại khá;

- Học bổng loại suất sắc (loại A): Bằng 1,5 lần học bổng loại khá.

Điều kiện được xét, cấp học bổng KKHT:

- Học bổng loại khá: Sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện đạt từ loại khá trở lên;

- Học bổng loại giỏi: Sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện đạt từ loại giỏi trở lên;

- Học bổng loại xuất sắc: Sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện đạt từ loại xuất sắc trở lên.

         2.2 Học bổng tài trợ từ các Tổ chức, Tập đoàn, Doanh nghiệp, Cá nhân 

         2.3 Học bổng trao đổi sinh viên quốc tế

         Sinh viên ĐHBK Hà Nội có cơ hội nhận học bổng trao đổi sinh viên và học chuyển tiếp tại các trường đối tác quốc tế.

Phương thức đăng ký:

- Học bổng KKHT được Nhà trường xét sau mỗi học kỳ, khi có đủ dữ liệu về kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên;

- Các loại học bổng khác: sinh viên đăng ký và nộp hồ sơ theo thông báo của  Trường, các Viện chuyên môn và các đơn vị chức năng khác.

VI. THÔNG TIN, HỖ TRỢ

6.1. Website của trường: http://hust.edu.vn

         - Cung cấp thông tin chung về trường ĐHBK Hà Nội;

         - Thông tin về phương thức, đề án tuyển sinh: xem mục TUYỂN SINH;

         - Thông tin về các hình thức đào tạo: xem mục ĐÀO TẠO;

         - Thông tin về sinh viên, học phí, học bổng: xem mục SINH VIÊN;

6.2. Website tuyển sinh: http://ts.hust.edu.vn

- Cung cấp các thông tin tuyển sinh thường xuyên;

- Cung cấp thông tin về các ngành/chương trình đào tạo;

- Thông tin về học phí, học bổng;

- Các chương trình tư vấn hướng nghiệp; tư vấn tuyển sinh; giải đáp thắc mắc; tư vấn từ xa ...

- Đăng ký tham gia xét tuyển tài năng, đăng ký tham dự bài kiểm tra tư duy;

- Các tin tức khác liên quan.

6.3. Trang fanpage tuyển sinh: facebook.com/tsdhbk

- Cung cấp thông tin tuyển sinh ngắn gọn;

- Thông báo về các sự kiện liên quan đến công tác tuyển sinh;

- Trao đổi về các chủ đề liên quan đến tuyển sinh;

- Diễn đàn dành cho sinh viên tương lai của Trường ĐHBK Hà Nội.

6.4. Cán bộ tư vấn, hỗ trợ giải đáp thắc mắc:

TT

Họ và tên

Chức danh, chức vụ

Điện thoại

Email

1

Trần Trung Kiên

TP. Tuyển sinh

0904414441

kien.trantrung1@hust.edu.vn

2

Vũ Duy Hải

Phó TP. Tuyển sinh

0904148306

hai.vuduy@hust.edu.vn

3

Lê Đình Nam

Phó TP. Tuyển sinh

0918991510

nam.ledinh@hust.edu.vn

4

Phạm Thị Thu Hằng

CV. Tuyển sinh

0949817299

hang.pham@hust.edu.vn

5

Lương Thị Thu Hiền

CV. Tuyển sinh

0388955998

hien.luongthithu@hust.edu.vn

 

Tác giả: Phạm Thanh Huyền

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây