Bài 1: Giới thiệu những điểm mới căn bản trong Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) năm 2018

Thứ tư - 29/05/2019 21:06

Lut Giáo dc đi hc (GDĐH) năm 2012 đã góp phn quan trng vào quá trình phát trin GDĐH Vit Nam thi k hi nhp quc tế, to ra nhiu chuyn biến tích cc trong h thng giáo dc quc dân nói chung và GDĐH nói riêng. Tuy nhiên, sau 05 năm thi hành, Luật GDĐH năm 2012 đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, là nút thắt cần phải giải quyết để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH.

Ngày 19/11/2018, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH (sau đây gọi tắt là Luật GDĐH sửa đổi). Luật GDĐH sửa đổi có 03 điều, trong đó Điều 1 có 37 khoản về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH, Điều 2 quy định thay thế, bỏ một số từ, cụm từ. Tổng cộng có 47 điều của Luật số GDĐH đã được sửa đổi, bổ sung, thay thế.

Luật GDĐH sửa đổi tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy thực hiện tự chủ đại học, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, phát triển hội nhập quốc tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Luật GDĐH sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/7/2019 với nhiều nội dung đổi mới như mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả tự chủ đại học, đổi mới quản trị đại học, đổi mới quản lý đào tạo, đổi mới quản lý nhà nước trong điều kiện thực hiện tự chủ đại học… Những điểm mới này được đánh giá mang tính đột phá và tiệm cận với thông lệ quốc tế, cho thấy những quyết sách mạnh mẽ của nước ta trong việc cởi trói những bó buộc trước đây trong thực tiễn triển khai ở cơ sở giáo dục đại học.

Sau đây là một số nội dung mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học liên quan trực tiếp đến Trường ĐHBK Hà Nội.

 

Viết tắt:

Luật sửa đổi: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học số 34/2018/QH14;

  • ĐH: Đại học;
  • QCTCHĐ: Quy chế tổ chức và hoạt động;
  • HĐT: Hội đồng trường; HĐĐH: Hội đồng đại học;
  • HT: Hiệu trưởng; PHT: Phó Hiệu trưởng;
  • CTCĐ: Chủ tịch Công đoàn;
  • KHĐT: Khoa học Đào tạo
  • CTĐT: Chương trình đào tạo.

 

  1.  

Nội dung sửa đổi, bổ sung

Điểm mới theo Luật sửa đổi

Ghi chú

  1.  

 

Về mô hình tổ chức

 

 

a

Cơ sở giáo dục đại học

- Đại học, Trường đại học, Học viện

“Đơn vị thành viên”, “Đơn vị trực thuộc”, “Đơn vị thuộc”, “Trường”

Điều 4

 

b

Loại hình, định hướng

- Loại hình:

  + Cơ sở giáo dục đại học công lập (Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu)

  + Cơ sở giáo dục đại học tư thục (thêm phân biệt cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận).

- Quy định mục tiêu phát triển, định hướng hoạt động: định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng.

Điều 7

 

c

Cơ cấu tổ chức của trường đại học, đại học

- Trường đại học: Hội đồng trường (HĐT); Hiệu trưởng (HT), Phó Hiệu trưởng (PHT); Hội đồng Khoa học Đào tạo (KHĐT); Khoa, phòng chức năng,..; Trường, phân hiệu, doanh nghiệp,…

- Đại học: Hội đồng đại học (HĐĐH); Giám đốc, Phó Giám đốc; Hội đồng KHĐT; Trường đại học, trường, ban chức năng; Khoa, phân hiệu, viện nghiên cứu, trung tâm, doanh nghiệp,….

Điều 14, 15, 21, 22, 27

 

d

Mô hình cơ sở giáo dục đại học

- Đại học: có các đơn vị thành viên (bao gồm cả trường đại học có tư cách pháp nhân) – ĐH quốc gia, ĐH vùng hiện nay

- Đại học: có đơn vị trực thuộc, đơn vị thuộc (có thể có các trường đại học thành viên hoặc trường chuyên ngành không có tư cách pháp nhân) – mô hình hướng tới

- Trường đại học: có các trường – mô hình quá độ, phát triển lên đại học

- Trường đại học: có các khoa/viện – mô hình trường đại học hiện nay

Điều 4, 14, 15

  1.  

 

Về quản trị đại học

 

 

a

Hội đồng trường của trường đại học công lập, của đại học

 

- Hội đồng trường đại học công lập là tổ chức quản trị, thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu và các bên có lợi ích liên quan.

- Hội đồng trường có thẩm quyền mới như:

  + Ban hành các quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính, quy chế dân chủ ở cơ sở;

  + Quyết định và trình cơ quan quản lý ra quyết định công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm HT;

  + Trên cơ sở đề xuất của HT, HĐT bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm PHT,….

- HĐT có >=15, là số lẻ; thành viên đương nhiên: Bí thư cấp ủy, HT, Chủ tịch Công đoàn (CTCĐ), đại diện BCH Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là người học; thành viên bầu: đại diện giảng viên (>=25%), đại diện viên chức, người lao động; thành viên ngoài trường: >= 30%.

- Quyết định của HĐT được thể hiện bằng hình thức nghị quyết.

- Một số nội dung chi tiết quy định trong Quy chế Tổ chức hoạt động (QCTCHĐ) của trường đại học, đại học; Nhiệm kỳ của HĐT là 05 năm.

Điều 16, 18

 

b

Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học

- Hiệu trưởng trường đại học là người đại diện theo pháp luật và là chủ tài khoản của cơ sở giáo dục đại học;

- HT do HĐT quyết định và được cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận;

- HT đề xuất để HĐT bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm PHT;

- Nhiệm kỳ của HT do HĐT, HĐĐH quyết định trong phạm vi nhiệm kỳ của HĐT, HĐĐH;

- Tiêu chuẩn, thủ tục quyết định nhân sự HT, cấp phó và chức danh quản lý khác quy định cụ thể trong QCTCHĐ.

Điều 16, 20

  1.  

 

Về công tác đào tạo

 

 

a

Trình độ và hình thức đào tạo của giáo dục đại học

- Trình độ đào tạo của giáo dục đại học: trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.

- Hình thức đào tạo giáo dục đại học cấp văn bằng gồm: chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa.

- Giáo dục thường xuyên, dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, cấp chứng chỉ, chứng nhận phù hợp.

Điều 6

 

b

Mở ngành đào tạo

- Cơ sở giáo dục đại học tự chủ được tự chủ mở ngành đào tạo trình độ đại học; khi đạt chuẩn kiểm định chất lượng Chương trình đào tạo (CTĐT) đại học thì được tự chủ mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ ngành phù hợp; khi đạt chuẩn kiểm định chất lượng CTĐT đại học, thạc sĩ thì được tự chủ mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ ngành phù hợp.

- Được tự chủ mở ngành thạc sĩ, tiến sĩ mới, chú ý bắt buộc: “Trước khi khóa đầu tiên tốt nghiệp, CTĐT phải được đánh giá chất lượng; ngay sau khi khóa đầu tiên tốt nghiệp, CTĐT phải được kiểm định…”.

Điều 33

 

c

Thời gian đào tạo

- Thời gian đào tạo được xác định trên cơ sở số lượng tín chỉ phải tích lũy cho từng chương trình và trình độ đào tạo, số lượng tín chỉ mỗi trình độ quy định trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

- HIệu trưởng quyết định số lượng tín chỉ từng chương trình, trình độ đào tạo.

Điều 35

 

d

Văn bằng giáo dục đại học

 

- Văn bằng giáo dục đại học: bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương;

- Không phân biệt hình thức đào tạo trên văn bằng giáo dục đại học.

- Chính phủ ban hành hệ thống văn bằng giáo dục đại học và quy định văn bằng, chứng chỉ đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù. Theo dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành: bằng kỹ sư thuộc nhóm văn bằng ngành chuyên sâu đặc thù (khối lượng học tập tối thiểu 150 tín chỉ).

Điều 38

 

e

Bảo đảm chất lượng giáo dục đại học

- Bổ sung một số quy định về kiểm định chương trình đào tạo và kiểm định cơ sở giáo dục đại học, gắn bảo đảm chất lượng với trách nhiệm giải trình và điều kiện mở ngành đào tạo.

Điều 49, 50

  1.  

 

Về quản lý tài chính, tài sản

 

 

a

Nguồn tài chính của cơ sở giáo dục đại học

Bổ sung và quy định chi tiết hơn khoản thu của cơ sở giáo dục đại học:

- Khoản thu từ nhận đặt hàng đào tạo, nghiên cứu của Nhà nước, tổ chức và cá nhân; thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước giao; Nguồn vốn vay; Các nguồn tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng, cho của cựu sinh viên.

Điều 64

 

b

Học phí và khoản thu dịch vụ khác

 

- Trường đại học công lập tự chủ và tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên được tự chủ xác định mức học phí.

- Xác định mức thu học phí căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo.

- Phải công khai chi phí đào tạo, các khoản thu, phải trích một phần để hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Điều 65

 

c

Quản lý tài chính của cơ sở giáo dục đại học

- Bổ sung việc thực hiện chế độ “định giá tài sản”.

- Hằng năm, cơ sở giáo dục đại học phải thực hiện kiểm toán và công khai tài chính.

Điều 66

 

d

Quản lý và sử dụng tài sản của cơ sở giáo dục đại học

- Cơ sở giáo dục đại học được sử dụng tài sản công vào việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật nhằm mục đích phát triển giáo dục đại học, theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển, phù hợp với môi trường giáo dục.

Điều 67

 

Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo việc xây dựng 02 Nghị định hướng dẫn và tiến hành rà soát 13 văn bn (01 Quyết đnh ca Th tướng Chính ph và 12 Thông tư) cần sa đi, b sung hoc thay thế nhm phù hp vi quy đnh ca Lut sa đi.

Trên đây là mt s đim mi ca Lut GDĐH sa đi. Đc san Bách khoa Hà Ni s tiếp tc có các bài viết phân tích sâu tng đim mi trong các s Đc san tiếp theo. Mi quý đc gi đón đc.

 

Tác giả: Trần Ngọc Nam

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây